Tân Dương quyết liệt phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhờ thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nên nhiều năm qua, trên địa bàn xã Tân Dương (huyện Bảo Yên) không xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

22.jpg

Xã Tân Dương (huyện Bảo Yên) có 847 hộ với 3.647 nhân khẩu thuộc 7 dân tộc sinh sống đan xen tại 10 thôn.

Đời sống của bà con dân tộc Dao, Tày, Mông... trong xã chủ yếu sản xuất nông - lâm nghiệp, muốn có đông người tham gia lao động, sản xuất nên một số gia đình không muốn cho con, cháu đi học; dân cư sinh sống rải rác, giao thông khó khăn... khiến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống luôn tiềm ẩn và phức tạp.

11.jpg

Xác định rõ khó khăn đó, Đảng ủy, UBND xã Tân Dương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Xã đã thành lập Ban Chỉ đạo, tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động, thành lập câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các bản: Sắc Phạ, Mỏ Đá, Bản Cau, Nà Đò, Bản Dằm...

Nội dung tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được lồng ghép với hội nghị giao ban tuần, tháng của Đảng ủy, UBND và các tổ chức đoàn thể của xã; tại hội nghị của Ban Tuyên vận xã, các tổ tuyên vận thôn; hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; họp thôn; sinh hoạt ngoại khóa của trường THCS xã... với khoảng 30 cuộc/năm, thu hút hàng nghìn lượt người nghe.

33.jpg

Ban Chỉ đạo xã tham mưu tổ chức ít nhất mỗi năm 2 cuộc thi tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng hình thức sân khấu hóa (kịch ngắn, hội thi tìm hiểu kiến thức gia đình, phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...).

Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo xã tổ chức lồng ghép tuyên truyền 8 buổi phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, thu hút hơn 550 người tham gia; xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa” tại bản Siêu Pang, lan tỏa đến các thôn, bản khác trên địa bàn xã.

44c.jpg

Ông Đặng Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dương cho biết: Đội ngũ trưởng thôn, người có uy tín ở địa phương đã phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục trong hôn nhân còn tồn tại ở một số dân tộc thiểu số. Nhiều năm qua, trên địa bàn xã không xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Sau khoảng 2 năm triển khai, Dự án 8 đã mang lại nhiều sự thay đổi tích cực tại xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai). Để rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn.

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thôn San Lùng, xã Bản Vược (huyện Bát Xát) nằm trên núi cao, phần lớn là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây cũng là thôn duy nhất của xã được hưởng lợi từ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Những hoạt động trong khuôn khổ dự án đã giúp người dân nơi đây nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.

Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Bảo Yên: Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Ngày 16 - 17/11, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên bằng hình thức sân khấu hóa. Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” triển khai trên địa bàn.

fbytzltw