Suối Nhuần vang điệu hát Then

LCĐT - Bên dòng suối Nhuần trong vắt ăm ắp quanh năm mang nước về cho ruộng đồng trù phú, tốt tươi, từ bao đời nay, cùng với bà con người Kinh, Mông, Dao, Xa Phó, đồng bào Tày ở xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) đã định cư, lập nên những bản làng yên ấm. Vừa hăng say thi đua lao động, sản xuất, người Tày nơi đây vừa gìn giữ và trao truyền những điệu hát Then cho đời sau, để nét văn hóa độc đáo này được ngân lên khắp nơi, nhất là mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Độc đáo văn hóa người Tày

Ngồi sau xe máy, vừa nghe Phó Chủ tịch UBND xã Vi Văn Nhuận giới thiệu về quê hương vừa ngắm nhìn các thôn, xóm, tôi cảm nhận rõ sự “thay da, đổi thịt” của mảnh đất này. Trong những câu chuyện được nghe kể, tôi nhận rõ nét cười của anh khi nhắc đến điệu Then của đồng bào Tày nơi đây. Chuyện hay khiến đường xa hóa ngắn, chẳng mấy chốc chúng tôi đã đến nhà nghệ nhân Lương Văn Nguyệt - một trong những “cây đại thụ” về hát Then ở địa phương.

Nhà cụ Nguyệt là một trong những ngôi nhà sàn cổ ở thôn Nhuần 3 được bao quanh bởi cây cối và những tán cọ tốt tươi. Căn nhà này đã gắn bó với cụ Nguyệt từ thuở nhỏ đến tận bây giờ. Nhấp chén chè nghi ngút khói, cụ Nguyệt kể: Không ai nhớ được đồng bào Tày di cư đến đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi tôi sinh ra, đời ông, đời cha tôi đã gắn bó với mảnh đất này. Hát Then của người Tày cũng vậy, cứ cha truyền con nối, tôi là thế hệ thứ tư được truyền dạy về Then của dân tộc mình.

Vợ chồng cụ Lương Văn Nguyệt hát bài then cổ gọi vía.
Vợ chồng cụ Lương Văn Nguyệt hát bài then cổ gọi vía.

Năm nay đã 78 tuổi, nhưng cụ Nguyệt vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn lắm. Theo lời cụ Nguyệt thì hát Then gắn bó và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Tày. Múa hát Then xuất phát từ nghi lễ Then, một loại hình văn hóa phi vật thể được lưu truyền qua bao đời và tồn tại đến ngày nay. Theo tiếng Tày, Then nghĩa là thiên, tức là trời, vì vậy, Then được xem như điệu múa hát của thần tiên, của bề trên. Nghệ thuật Then mang màu sắc tín ngưỡng mà người Tày gửi gắm trong đó những mong muốn tốt lành, cầu mong bề trên phù hộ cho gia đình, cộng đồng luôn mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Điều này được thể hiện rõ qua những bài Then cổ như Then giải hạn, Then gọi vía, Then cầu an...

Ra đời từ quá trình sinh hoạt, lao động, sản xuất của người dân, múa hát Then ở Phú Nhuận đã được nhen lên trong mỗi nếp nhà, từ những xóm nhỏ rồi lan tỏa khắp cộng đồng người Tày ở 8 thôn trong xã. Từ gốc Then người xưa viết ra, bao thế hệ người Tày tiếp tục bồi đắp, viết nên những lời ca mới, để rồi then Tày như cây đại thụ ngày càng “chắc gốc, rộng tán”.

Để điệu Then vang xa

Trước đây, người Tày biết hát Then tham gia sinh hoạt theo nhóm ở từng thôn, tuy nhiên số lượng không nhiều. Nhằm bảo tồn, phát huy nét văn hóa độc đáo này, tháng 6/2017, Câu lạc bộ hát Then Tày xã Phú Nhuận ra đời với 39 thành viên. Phó Chủ tịch UBND xã Vi Văn Nhuận là Chủ nhiệm Câu lạc bộ, nghệ nhân Lương Văn Nguyệt phụ trách chuyên môn. Điều đáng mừng là ngoài những người cao tuổi, trong xã còn có nhiều cái tên thuộc thế hệ 9X tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ, người trẻ nhất sinh năm 1995.

Múa hát Then là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Tày.
Múa hát Then là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Tày.

Vừa kể chuyện, cụ Nguyệt vừa nâng cây đàn tính gảy và bắt đầu cất lên bài then cổ gọi vía cho chúng tôi nghe. Cụ khoe: Đây là tiết mục đoạt giải B tại Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ 6 tổ chức tại tỉnh Hà Giang hồi tháng 5/2018. Đặc biệt, trong dịp này, cụ Nguyễn Thị Phùng (91 tuổi), dân tộc Tày ở thôn Nhuần 4 - thành viên của câu lạc bộ còn được Ban tổ chức trao tặng Chứng nhận Nghệ nhân cao tuổi nhất tham gia liên hoan. Vậy mới thấy, hát Then đã vượt qua khỏi giới hạn của tuổi tác, của thôn xóm, bản làng để ngày càng vang xa.

Đáy mắt ánh lên nét cười, cụ Nguyệt bảo: Múa hát Then đã đi cùng tôi suốt dọc cuộc đời, đón bao mùa xuân tới. Không biết tôi còn sống được bao lâu, chỉ biết rằng nếu còn sức khỏe, tôi còn tiếp tục hát, tiếp tục truyền lửa để Then sống mãi với đời. Khi chúng tôi - những người già dần lui về bên kia sườn dốc cuộc đời thì vẫn còn những người trẻ kế thừa để Then Tày không mai một.

Mấy năm trở lại đây, khi “làn gió” nông thôn mới về càng đem lại nhiều cơ hội để điệu Then Tày được gìn giữ, phát huy. Giờ đây, giao thông thuận tiện, các thôn đều có nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng, lại thêm câu lạc bộ được duy trì hoạt động thường xuyên. Trừ những lúc mùa màng bận rộn, còn lại hầu như tối nào, dưới ánh điện của nhà văn hóa thôn cũng có đông bà con, hội viên câu lạc bộ đến sinh hoạt, tập luyện.

Niềm vui càng nhân lên khi Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận - Nguyễn Hữu Lý chia sẻ với chúng tôi rằng giờ đây, hát Then đã được đưa vào các trường học để thế hệ trẻ được học, được hiểu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sự kế thừa và phát huy của lớp trẻ là cơ sở để sản phẩm tinh thần vô giá này giữ vững giá trị ở cả hiện tại và tương lai.

Tín hiệu vui này giúp những “cây đại thụ” Then như cụ Nguyệt, cụ Phùng từng lo lắng khi âm nhạc thị trường ngày càng hấp dẫn giới trẻ, sợ điệu Then của dân tộc mình dần mai một, giờ đã yên tâm phần nào. Từ những em nhỏ lên 6, lên 7 tuổi đến những thanh niên tuổi đôi mươi đều yêu thích hát Then. Sự cần mẫn trao truyền của thế hệ đi trước trong việc hướng dẫn, dạy thế hệ sau học hát Then, chơi tính tẩu đã nhen lên trong lớp trẻ tình yêu và ý thức gìn giữ nét văn hóa của dân tộc Tày.

Gọi xuân bên suối Nhuần

Đầu xuân, người người đi vui hội, đồng bào Tày cũng không ngoại lệ. Ngoài sắm sửa áo quần, dọn dẹp nhà ở, trao nhau câu chúc tốt lành, đồng bào nơi đây không quên ngân lên câu Then để đón chào năm mới, thắp lên niềm tin về một năm mưa thuận, gió hòa, gia đình bình an, xóm làng hạnh phúc. Bên nếp nhà sàn, tiếng đàn tính và lời bài hát Mừng 12 tháng lại ngân vang:

Bươn chiêng piêng bươn thong, ke on khảu trường thon học chư

Bươn tham piêng bươn thi, mọi cần du mọi ti tăng gia...

(Tháng Một và tháng Hai, già trẻ vui đến trường học chữ

Tháng Ba và tháng Tư, mọi người khắp nơi tăng gia sản xuất)

Những ca từ giản dị của bài Then nói về hoạt động mà người người, nhà nhà làm trong 12 tháng của năm, để ai cũng có mục tiêu phấn đấu, chăm chỉ lao động, siêng năng học hành. Đại ý của lời Then Mừng 12 tháng rằng: Tháng Giêng, tháng Hai, mọi người vui học chữ; tháng Ba, tháng Tư, tăng gia sản xuất; tháng Năm, tháng Sáu, phát nương, hái bông; tháng Bảy, tháng Tám, khi trời lập thu thì sáng đi làm cỏ ruộng nương, tối đi họp hội; tháng Chín, tháng Mười vui ngày gặt lúa; tháng Mười một, tháng Mười hai bận đi kiếm củi, sắm sửa chờ Tết đến, Xuân về.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những lời ca đẹp và bình dị ấy đã đi cùng đồng bào Tày từ xuân sang hạ, đến thu, vào đông, từ năm này sang năm khác, trở thành khúc hát quen thuộc để đón xuân sang. Ở mảnh đất bên dòng suối Nhuần, vui xuân, trảy hội đều không thể thiếu tiết mục hát Then. Nét văn hóa độc đáo này xuất hiện ở mọi nơi, trong mỗi nếp nhà, ngày hội ở nhà văn hóa, biểu diễn trong Lễ hội xuống đồng... Trong niềm hân hoan mừng năm mới, các nghệ nhân cất cao lời hát, các chị, các mẹ thì dập dìu, uyển chuyển trong điệu múa, tiếng đàn tính cũng ngân lên, khi xa, khi gần hòa cùng khúc nhạc của suối Nhuần để gọi xuân về với bao ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

fb yt zl tw