Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Hướng đến thêm quyền lợi cho người tham gia

Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế theo hướng có thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những kết quả tích cực bước đầu

Đánh giá kết quả thực hiện Luật Bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2023, đại diện Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết: Bộ Y tế, các Bộ đã xây dựng ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế: Nghị định; Thông tư liên tịch; Thông tư, Quyết định.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản hướng dẫn về mẫu mã thẻ và quản lý thẻ bảo hiểm y tế, tổ chức thu bảo hiểm y tế, quy trình giám định. Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế được ban hành kịp thời, đồng bộ, đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Thêm quyền lợi cho người tham gia.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn tổ chức hội nghị phổ biến Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm y tế học sinh sinh viên.... Với hình thức thông tin tuyên truyền đa dạng, phong phú, tạo được điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân, người lao động.

Minh chứng cho sự thay đổi tích cực này: Nếu như năm 2009 - năm đầu tiên thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế là 58% dân số, tăng 11% so với năm 2008. Đến năm 2015, năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung, số người tham gia bảo hiểm y tế 68,5 triệu người đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 74,9% dân số. Tính đến ngày 31/12/2023, tổng số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,628 triệu người, tương ứng tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số.

Đáng chú ý, quyền lợi về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tương đối toàn diện và ngày càng được mở rộng. Danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được sử dụng theo năng lực chuyên môn, tuyến chuyên môn kỹ thuật vừa để đảm bảo quyền lợi của người có thẻ khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực đã đạt được, Vụ Bảo hiểm y tế cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những bất cập, đó là: Một số quy định chưa thống nhất, đồng bộ giữa các Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản hướng dẫn: Thời hạn hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm y tế; về xác định hợp đồng lao động làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Còn tình trạng văn bản ban hành thiếu đồng bộ hoặc có những quy định đã không còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Một số văn bản hướng dẫn về bảo hiểm y tế chưa rõ ràng, dẫn đến cách hiểu và thực hiện không thống nhất, gây lúng túng, khó khăn khi triển khai.

Thực tế triển khai trên địa bàn Hà Nội, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho hay, tính đến hết năm 2023, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 94% dân số Thủ đô, vượt 0,5% chỉ tiêu được HĐND, UBND thành phố giao. Số người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố 7.988.832 người, tăng 250.620 người, tăng 3,24% so với năm 2022. 100% bệnh viện đã triển khai việc tiếp đón người bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắp chíp.

Tuy vậy còn một số khó khăn, tồn tại như: Tỷ lệ truy cập thành công bằng căn cước công dân còn thấp, do người sử dụng chưa tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên thẻ căn cước công dân. Tình trạng bệnh nhân ngoại tỉnh đến khám chữa bệnh tại Hà Nội tăng cao. Cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tự chủ tài chính, gắn với phương thức thanh toán theo phí dịch vụ như hiện nay dẫn đến nhiều cơ sở khám chữa bệnh còn có tình trạng chỉ định bệnh nhân vào viện nội trú rộng rãi, chỉ định vào viện đối với các bệnh nhân nhẹ có thể khám cấp thuốc ngoại trú, tình trạng kéo dài ngày điều trị, chỉ định rộng rãi, vượt quá mức cần thiết đối với xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng phổ biến, phức tạp…

Thêm quyền lợi cho người tham gia

Vì vậy, Bộ Y tế đề xuất sửa Luật Bảo hiểm y tế với 5 nhóm chính sách, bao gồm: Điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn; điều chỉnh các quy định bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; nâng cao hiệu quả quản lý trong giám định và thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; phân bổ sử dụng quỹ bảo hiểm y tế hiệu quả.

Theo đó, một trong các nội dung điều chỉnh phạm vi quyền lợi khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về phạm vi được hưởng, mức hưởng và điều chỉnh tỷ lệ chi trả bảo hiểm y tế đối với một số trường hợp không đúng cấp chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh. Cụ thể, trong trường hợp người dân khám chữa bệnh trái tuyến cấp cơ bản (bệnh viện tỉnh hạng 2 và hạng 1 là các bệnh viện không được phân loại tuyến cuối), Bộ Y tế đề xuất phương án 1: Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả 60% chi phí nội trú và 40% chi phí ngoại trú, trừ các cơ sở thuộc huyện là 100% nội và ngoại trú. Phương án 2: Giữ nguyên theo quy định hiện hành, hưởng 100% chi phí điều trị nội trú và không thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoại trú.

Bên cạnh đó, trong trường hợp được tự "vượt tuyến" điều trị, Bộ Y tế đề xuất một số trường hợp vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế, không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phân cấp chuyên môn kỹ thuật.

Quan điểm của Bộ Y tế, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh có tính cấp bách nhằm tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế, bảo đảm thống nhất với Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và các luật có liên quan để kịp thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ giúp bảo đảm quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với nhu cầu của người dân trong chăm sóc sức khỏe, sự phát triển của xã hội, khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế; nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; tạo công bằng, thuận lợi cho việc cung ứng, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, quan tâm đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý toàn diện sức khỏe người dân.

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế): Thời gian tới, ngành y tế sẽ tập trung các nguồn lực để xây dựng mạng lưới quản lý chất lượng, an toàn người bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh; tập huấn, hướng dẫn và tư vấn giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện; thay đổi văn hoá xử lý sự cố y khoa; tập trung nghiên cứu khoa học, học tập kinh nghiệm triển khai của quốc tế...

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ tập trung vào các vấn đề đang nóng, cấp bách trong thực tiễn của ngành như: Nâng cao chất lượng bệnh viện, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong y học; liên quan đến đấu thầu; liên quan đến mua sắm thuốc và vật tư y tế; an toàn cho người bệnh…

Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

fb yt zl tw