Siết chặt hệ thống giám sát quyền lực để đẩy lùi tha hóa, tham nhũng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong nhận thức về kiểm soát quyền lực, chú trọng ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ nói riêng để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng đã được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện, đã hình thành một bước cơ chế phòng ngừa chặt chẽ theo hướng bảo đảm không thể, không dám, không muốn và không cần tham nhũng.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông.

Nhìn lại công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, cho rằng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng vẫn chậm được hoàn thiện, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế nên phần nào làm giảm hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng.

“Trước kia có Quy định 217, 218 của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội, thực chất là quy định để nhân dân tham gia vào kiểm soát quyền lực, kể cả quyền lực của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội, nhân dân được làm những gì vẫn chưa rõ”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông nhận xét.

Điểm lại những vụ sai phạm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ và xử lý, cũng như các vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ cấp cao, các tướng lĩnh, có thể thấy, bên cạnh việc thiếu trách nhiệm buông lỏng lãnh đạo quản lý, nguyên nhân dẫn đến những vụ sai phạm tham nhũng lớn còn do các cá nhân đó đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được trao để trục lợi cá nhân. Đó chính là sự tha hóa quyền lực, mầm mống nảy sinh suy thoái tham nhũng.

Siết chặt hệ thống giám sát quyền lực để đẩy lùi tha hóa, tham nhũng ảnh 2
Tiến sĩ Lê Văn Cương.

Tiến sĩ Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cho rằng, muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả cần phải kiểm soát được quyền lực.

“Để đẩy lùi tha hóa tham nhũng, trước hết phải siết chặt hệ thống giám sát quyền lực. Tiếp đến, làm rõ trách nhiệm của cơ quan công quyền, của cá nhân những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Luật pháp của ta hiện nay chưa quy định cụ thể, rõ ràng về quyền và trách nhiệm pháp lý họ phải chịu. Chúng ta phải sửa để pháp luật đảm bảo mỗi người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm cụ thể, khi họ sai có thể kiểm tra được ngay. Thứ nữa là đảm bảo cho cơ quan nhà nước hoạt động công khai minh bạch để người dân giám sát được. Nếu làm thành công, chắc chắn sẽ khắc phục được cơ bản tham nhũng, tha hóa”, Tiến sĩ Lê Văn Cương nêu quan điểm.

Nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay chúng ta vẫn chưa kiểm soát được quyền lực nói chung và quyền lực liên quan đến phòng chống tiêu cực, tham nhũng nói riêng, các cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách đầu tư công, mua sắm công, quản lý đất đai vẫn còn nhiều sơ hở. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có cơ chế và các giải pháp rõ ràng về kiểm soát, phòng ngừa lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trong ban hành và thực thi các chính sách.

Ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cho rằng, vấn đề kiểm soát quyền lực mà gốc rễ là kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ của ta làm chưa tốt nên chưa tạo ra đội ngũ cán bộ đủ tâm, tài, trí, một lòng phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân.

Siết chặt hệ thống giám sát quyền lực để đẩy lùi tha hóa, tham nhũng ảnh 3
Ông Lê Thanh Vân.

“Gốc rễ của mọi vấn đề chính là công tác nhân sự. Nếu chọn được cán bộ xứng đáng và hiền tài thì đội ngũ đó sẽ ban hành chính sách phù hợp để thúc đẩy xã hội phát triển. Có đội ngũ hiền tài thực sự, họ sẽ chủ trì để tổ chức thực thi chính sách pháp luật một cách nghiêm minh không có vi phạm. Và nếu có hiền tài, xử lý vi phạm sẽ công tâm, khách quan không còn oan sai. Bởi vậy, vai trò cốt tử chính là nhân sự”, ông Lê Thanh Vân khẳng định.

Quyền lực luôn hàm chứa nguy cơ tha hóa, không để tình trạng sự đã rồi mới xử lý kỷ luật như một số vụ việc gần đây, trước tiên cần có một cơ chế giám sát quyền lực để phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm có thể xảy ra. Cơ chế kiểm soát ấy phải đa chiều, đủ mạnh để không ai có thể lạm dụng quyền lực trong thực thi công vụ. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục có những giải pháp khả thi, hữu hiệu hơn nữa để công tác cán bộ được chính xác, chặt chẽ hơn cũng như thực hiện các giải pháp đồng bộ, cụ thể để phòng chống tham nhũng tiêu cực, nhất là trong các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Trong chiến dịch này, công tác hậu cần phải bảo đảm cho quân số đông nhất, với khối lượng vật chất lớn nhất, trong điều kiện rất khó khăn, ác liệt. Để hoàn thành xuất sắc mỗi trận đánh và toàn chiến dịch, “vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật”(1).

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

 Đảm bảo cho người dân, du khách một kỳ nghỉ lễ an toàn, bình yên

Đảm bảo cho người dân, du khách một kỳ nghỉ lễ an toàn, bình yên

Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024, công an các huyện, các xã vùng cao, biên giới của tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh từ cơ sở, đảm bảo an toàn, bình yên cho Nhân dân trong suốt kỳ nghỉ lễ.

Thành phố Lào Cai tổ chức thành công Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thành công Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024

Chiều 26/4, sau 1 ngày diễn ra sôi nổi, Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024 thành phố Lào Cai đã kết thúc thành công. Đây là đơn vị được Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chọn làm điểm tổ chức hội thi để Ban CHQS 8 huyện (thị xã) trong tỉnh tham quan, học tập, rút kinh nghiệm.

fb yt zl tw