Sân chơi hè: Người lớn "bỏ quên" con trẻ?

Hàng chục triệu học sinh phổ thông cả nước đã bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Trong khi con trẻ háo hức thì nỗi lo của phụ huynh lại tăng lên. Trên các trang mạng, diễn đàn, các bậc phụ huynh bày tỏ lo lắng, băn khoăn với những câu hỏi, hè này cho con chơi gì, ở đâu? Quản lý trẻ trên mạng xã hội thế nào cho an toàn? Thiếu sân chơi cho trẻ em được ví “nóng như Hà Nội chạm mốc 40 độ C”.

Nghỉ hè là dịp các em nhỏ “cởi bỏ” áp lực học hành, thoải mái tham gia các hoạt động giải trí, trải nghiệm.

Nghỉ hè là dịp các em nhỏ “cởi bỏ” các áp lực học hành, thoải mái tham gia các hoạt động giải trí, trải nghiệm, thu nạp những nguồn năng lượng tích cực. Tuy nhiên, đến hẹn lại lên, hè này việc trẻ em đi đâu, chơi gì tiếp tục là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều gia đình.

Đến hè lại lo

Chị Thu Hương (phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, nhà có 2 cháu, cháu lớn học lớp 7, cháu nhỏ học lớp 5. Từ 1/6, các con bắt đầu nghỉ hè cũng là lúc tôi phải chấp nhận cho con chơi ipad, xem tivi cả ngày. Nhiều lúc ngồi tại cơ quan làm việc cũng sốt ruột con ở nhà vì mạng internet tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, mình không thể kiểm soát. Hiện phường Nhật Tân mới có một vài điểm vui chơi công cộng nhưng cũng cách xa nhà, các con ra ngoài không có người quản lý càng đáng lo.

Cùng chung nỗi lo như chị Hương, từ trước khi bế giảng, nhiều phụ huynh đã ráo riết tìm và đăng kí khóa học hè cho con em mình để trẻ giảm bớt thời gian phụ thuộc vào điện tử. Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ kinh nghiệm tìm các lớp học hè cho con ở đâu là hiệu quả nhất. Theo tìm hiểu của PV, tại Hà Nội, TPHCM, nhiều lớp học, khóa trại hè kín chỗ ngay từ đầu tháng 6.

Hà Nội - thành phố có mật độ dân cư lớn nhất cả nước hiện có hơn 200 điểm vui chơi dành cho thiếu nhi. Tuy nhiên, con số trên quá ít ỏi so với nhu cầu vui chơi của trẻ nhỏ. Điển hình tại các khu tập thể cũ trên địa bàn như Kim Liên (quận Đống Đa), Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy)… dù mật độ dân cư cao nhưng cực kỳ thiếu quỹ đất cho sân chơi, vườn hoa. Nếu có, trang thiết bị vui chơi ở các sân chơi ngoài trời tại các khu nhà tập thể “chỉ đẹp” thời gian đầu, sau một thời gian thì xuống cấp, hoen rỉ, tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ.

Thậm chí, nhiều không gian vui chơi công cộng còn đang bị bủa vây bởi các hàng quán, các điểm trông giữ xe, chợ cóc... Báo chí không ít lần phản ánh về tình trạng tại các khu tập thể nhà B5, B7, nhà E1, E3 phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), nhiều sân chơi cũng như không gian chung bị người dân chiếm dụng từ sáng sớm đến đêm khuya để làm nơi bán hàng, trông giữ xe, phơi chăn màn, quần áo… Còn ở nhà E1, nhà E3, tại khu vực sân chơi chung, một số người dân trong khu tập thể đã căng bạt, chiếm dụng nhiều diện tích sân chơi để bán hàng khiến trẻ không còn chỗ để vui chơi.

Sau sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, không gian đã thông thoáng trở lại, các hộ lấn chiếm ký cam kết không tái phạm và người dân cùng lực lượng Công an vào cuộc giám sát để tình trạng này không tái diễn.

Trong khi các điểm vui chơi công cộng thiếu hụt thì dịch vụ vui chơi thu phí lại trở nên nhộn nhịp. Tại các điểm vui chơi có không gian rộng như Công viên Thủ Lệ, Vườn Bách thảo, Công viên nước Hồ Tây, Thiên đường Bảo Sơn, Khu Ecopark, các trung tâm thương mại… đều mở các dịch vụ vui chơi. Tuy nhiên, để trẻ có thể tham gia các trò chơi, cha mẹ phải trả phí cao.

Theo bà Lê Quỳnh Lan - Quản lý chương trình và quan hệ đối tác, Tổ chức Plan International Việt Nam, nhiều sân chơi bị người lớn chiếm dụng nên trẻ em không thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, sân chơi bị hàng quán lấn chiếm; sân chơi không đảm bảo an toàn cho các em như thiếu ánh sáng, quá gần đường giao thông mà không có rào chắn. Chưa kể sân chơi ở xa khu dân cư, dẫn đến nguy cơ trẻ bị quấy rối, bắt nạt, bị xâm hại; thiết kế của sân chơi có thể không phù hợp và chưa đáp ứng được cho các em ở độ tuổi khác nhau...

“Thực trạng các sân chơi công cộng cũng cho thấy, người lớn và các bé trai chiếm phần nhiều, trẻ em gái muốn chơi nhưng có thể ngại ngần bởi có rất ít chỗ chơi phù hợp khi góc thì người lớn đánh bóng chuyền, góc thì các em nam đá bóng, đá cầu... Nói là điểm vui chơi chung nhưng thực sự trẻ em gái có tiếp cận được hay không lại là vấn đề khác” - bà Lan nói.

Công viên rừng ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trách nhiệm của ai?

Có thể nói, mùa hè tưởng như là quãng thời gian thú vị của trẻ lại trở thành nỗi lo của cha mẹ khi thiếu vắng chỗ chơi, thiếu vắng người kèm cặp, quản lý trẻ… Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là với sự chung tay từ các tổ chức cộng đồng, câu chuyện thiếu sân chơi cho thiếu nhi cũng đã dần được tháo gỡ. Đơn cử như chương trình Think Playgrounds (Nghĩ về sân chơi) sau hơn 10 năm triển khai đã kiến tạo được tới 240 sân chơi “0 đồng”, trải khắp từ Bắc vào Nam. Tất cả những sân chơi ấy đều mang thông điệp thân thiện với môi trường, thân thiện với người khuyết tật.

Tại Hà Nội là Công viên rừng ở Chương Dương với diện tích khoảng 9.000m2. Hay những sân chơi tại các khu tập thể của Hà Nội như Phương Mai, Trung Tự, Ngọc Khánh. Mới đây nhất là sân chơi Thánh Gióng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám…

Theo Giám đốc sáng tạo Think Playgrounds Nguyễn Tiêu Quốc Đạt, sân chơi chính là không gian học tập toàn diện nhất cho trẻ em, nơi các em không chỉ được học một cách chủ động về thể chất, cân bằng tâm lý, hoạt động nhóm, quản lý rủi ro, giao tiếp… mà còn là không gian sáng tạo để các em có thêm hiểu biết về văn hóa truyền thống.

“Nếu lịch sử chỉ được truyền tải qua những chất liệu truyền thống như sách, truyện, phim thì chưa đủ mà cần hiển hiện ở trong không gian công cộng, có tác động ấn tượng mạnh mẽ vào thị giác. Vì thế, các sân chơi của Think Playgrounds sẽ tương tự như một tác phẩm nghệ thuật, nhưng trẻ em có thể vui chơi được” - ông Đạt chia sẻ.

Cũng theo ông Đạt, tại Hà Nội, đất dành cho không gian công cộng, không gian xanh rất thiếu. Tuy nhiên, nếu biết sắp xếp, vẫn có thể cải tạo, tận dụng những không gian công cộng như đất công bỏ hoang, bãi tập kết rác trở thành những sân chơi cộng đồng. Để làm được việc này rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự chung tay góp sức của chính người dân sinh sống trên địa bàn.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trịnh Hòa Bình - nguyên Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học cho rằng, để thiết kế một sân chơi an toàn cho trẻ không quá khó và cũng không quá tốn kém, nhưng do nhận thức về nhu cầu vui chơi của các em ở nhiều nơi chưa được chính quyền chú trọng.

Trong khi chờ các ngành chức năng tìm giải pháp, thì hàng ngày vẫn có nhiều đứa trẻ đang chìm đắm trong những trò chơi điện tử đầy bạo lực ở thế giới ảo. Đó là nỗi lo cứ chất đầy trong lòng các bậc làm cha, làm mẹ. Họ lo, nhưng lực bất tòng tâm.

Tháng “Hành động vì trẻ em” năm 2024 có chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, nhằm tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội trong việc bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ. Và một trong những vấn đề quan trọng trong công tác này đó là những không gian vui chơi an toàn cho trẻ.

Giám đốc sáng tạo Think Playgrounds Nguyễn Tiêu Quốc Đạt:

Làm cho cộng đồng thấy rõ sự cần thiết của sân chơi

Chúng tôi luôn mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm, có cách giải quyết tốt nhất, nhanh nhất để có thêm nhiều không gian công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ. Chúng ta cũng cần làm cho cộng đồng dân cư tại đó thấy rõ lợi ích, sự cần thiết của các sân chơi dành cho trẻ, từ đó huy động sự tham gia của cộng đồng. Với Think Playgrounds, sau khi hoàn thành xây dựng công viên, sân chơi, chúng tôi bàn giao lại ngay cho cộng đồng và chính cộng đồng sẽ bảo vệ, tôn tạo, chỉnh trang các sân chơi đó. Chúng tôi luôn mong muốn và hy vọng sẽ lan tỏa được những sân chơi cộng đồng cho các em nhỏ. Để không chỉ vào dịp nghỉ hè mà ngay cả sau những giờ học tập căng thẳng các em có thể thỏa sức vui chơi, có một tuổi thơ vui vẻ, bổ ích.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam:

Cách thực hiện còn nhiều điểm bất hợp lý

Về chủ trương và quy hoạch phát triển các công trình công cộng, các công trình cây xanh tại các quỹ đất trống là hoàn toàn đúng, tuy nhiên, cách thức thực hiện còn nhiều điểm bất hợp lý. Xây dựng chung cư thì doanh nghiệp nào cũng nhận làm, tuy nhiên khi đề cập tới việc xây dựng các công trình công cộng, công viên cây xanh thì không ai nhận cả. Chỉ khi nào cơ quan quản lý Nhà nước giám sát chặt chẽ công tác phát triển quỹ đất trống, doanh nghiệp mới thực hiện xây dựng các công trình công cộng một cách đối phó, dè dặt, dẫn tới các công trình này có chất lượng rất kém.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

fb yt zl tw