Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Rực rỡ vụ hoa tết

Rực rỡ vụ hoa tết

Có những làng hoa bốn mùa đầy hương sắc, nhưng có những nơi mong mỏi cả năm dài chờ đón duy nhất một mùa hoa. Thời tiết dịp cuối năm luôn thất thường và khó dự đoán, nhưng dưới đôi tay của người nông dân cần cù, những vườn hoa tết vẫn vào đúng độ tỏa hương, bung sắc rực rỡ.

Từ độ cuối đông, người trồng hoa lan, hoa mai ở thị xã Sa Pa lại tỏa về vùng thấp gần thành phố tìm những bãi đất trống ven Quốc lộ 4D để chuẩn bị mặt bằng đưa hoa về tránh rét. Người dựng trại, người căng bạt, kéo những tấm lưới đen che chắn cho những chậu địa lan, chậu nhất chi mai... Đây là cách để chung sống thuận hòa với thiên nhiên khắc nghiệt, để hoa nở đúng độ tết đến - xuân về.

Ông Lương Minh Tuấn, đội 4 xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) làm lụng cả năm cũng chỉ để đợi mùa hoa tết. Theo ông Tuấn, người dân hầu như chỉ chơi hoa vào dịp tết chứ trong năm mấy ai cần, giả sử có cần thì mùa đấy hoa cũng không nở được. Theo kinh nghiệm hàng chục năm gắn bó với nghề trồng hoa, chăm hoa, người trồng hoa phải tự tìm tòi, tự mình lắng nghe những “thông điệp” trong sự lặng im, làm sao để hoa nở đúng độ, nở đẹp thì năm đó mới có một cái tết ấm. Hoa nở sớm cũng là nở, nở muộn cũng là nở, ngắm hoa thì độ nào cũng đẹp, nhưng mà đẹp nhất vẫn phải đúng dịp tết thì nông dân mới rủng rỉnh túi tiền.

“Phải nghe ngóng thời tiết chứ, canh nắng, canh mưa mong hoa nở đúng độ, không là… hỏng ăn” - đó cũng là chia sẻ của chị Hà Thị Thanh, làm nghề trồng hoa tết tại Hải Niên, xã Thái Niên (Bảo Thắng).

66.jpg

Cánh đồng Hải Niên vốn chủ yếu trồng lúa. Độ cuối tháng 10, khi đã thu xong vụ mùa, theo lẽ thường, nhà nông sẽ cho đất nghỉ, thế nhưng, cái khái niệm về mùa “nông nhàn” ấy đã trôi vào dĩ vãng từ độ chục năm đổ lại đây. Những ngày lạnh giá, người dân vỡ ruộng thành từng luống cho đất khô, để gieo vào đó nào rau, nào hoa để tăng gia. Cũng với tâm lý tết đến, xuân về, nhà nào cũng trang hoàng nhà cửa, cắm lọ hoa, bày vài chậu cảnh khắp nhà để bừng lên sắc xuân, nên những luống hoa xuân được trồng lên. Hoa lay ơn, cúc, đồng tiền… được những đôi tay cần mẫn chăm bón, giờ bắt đầu ôm nụ. Rồi chỉ độ 10 ngày tới, gặp nắng ấm, được tưới đủ nước, hoa lớn vụt lên, bung tỏa sắc vàng, sắc đỏ, rực rỡ cánh đồng.

67.jpg

Chị Hà Thị Thanh tâm sự: Năm nay thời tiết lạ lắm, cứ nắng mưa thất thường. Đầu vụ, có những luống hoa phải xuống giống tới 3 lần vì lúc thì cây non chết vì úng, mưa nhiều, lúc lại chết khô chết héo vì sang đông rồi vẫn còn nắng nóng. Gần tết, thời tiết ấm, thấy hoa ôm nụ sớm cũng lo bao công sức sẽ đi tong vì hoa nở sớm không đúng dịp tết. Vậy mà may quá, mấy hôm nay trời lạnh sâu thêm một đợt, coi như “hãm” lại được. Mấy sào hoa này, chỉ độ một tuần trước tết là bán hết, người ta mua cả khoảnh để đem bán ở chợ đầu mối. Thu xong hoa, mọi nhà mới vội vàng đi sắm tết, sau tết thong thả thêm được mấy ngày lại xuống đồng làm đất cấy vụ mới.

68.jpg

Chị Thanh trồng hoa tăng vụ vào dịp tết đã hơn 20 năm. Để có những vườn hoa nở rộ đúng độ tết, chị đã từng trả giá bằng bao nhiêu mồ hôi, công sức qua những mùa hoa… công cốc. Trồng hoa phụ thuộc vào thời tiết và phải có cả kinh nghiệm. Nên nói theo cách của chị Thanh, để có mùa hoa đẹp thì phải “vừa hay - vừa hên”. Trời lạnh, sương giá hoặc trời nắng, khô hanh, không biết cách chăm thì hoa không nở đúng độ, hoa bị “đụt”, thậm chí hỏng hẳn. Nên với chị Thanh mà nói, năm nào cũng vậy, cứ đến độ xuân, nhìn những mầm hoa chúm chím chờ nở mà lòng khấp khởi mừng, thấy tết đã về đến vườn nhà…

Không chỉ địa lan, không chỉ hoa cắt cành như hồng, cúc, lay ơn… những vườn đào, vườn mai độ này cũng bắt đầu bừng lên sắc hoa trong màn sương trắng. Mùa đông năm nay, thời tiết ấm hơn mọi năm, mới có 2 đợt lạnh sâu từ đầu vụ. Năm nay lại là năm nhuận, tết lùi đến độ giữa tháng 2 dương lịch nên người trồng đào, trồng mai thấp thỏm nỗi lo hoa tết nở sớm. Cũng là loại hoa mỗi năm chỉ ngóng đợi đúng một mùa tết, người trồng đào, trồng mai phải tính toán, nghe ngóng thời tiết từng ngày để vặt lá, bón phân, tưới nước sao cho đúng lúc để hoa ôm nụ, nở đúng dịp tết Nguyên đán.

69.jpg

Tháng Chạp, mưa cứ lắc rắc rơi, tết như đủng đỉnh đến từ đầu làng, từ ngoài ngõ. Đến độ 23, sau mâm cơm tiễn ông Công, ông Táo đã thấy tết đến trong nhà từ lúc nào không biết. Tết rực rỡ trong những lọ hoa đầy màu sắc, trong chậu đào, chậu quất lấp lánh ánh điện, treo đầy cành những quả chuông, tràng pháo, câu đối nhỏ xinh xinh. Khi ấy, những mảnh vườn, luống hoa cũng bước vào độ nghỉ, hoa từ vườn cũng “yên vị” trong từng căn nhà ấm nồng mùi tết, thong thả , chậm rãi, rực rỡ tỏa hương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw