Rà soát kỹ các quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng

Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình, thủ tục và biện pháp xử lý về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt nhằm bảo đảm quá trình ra quyết định nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, khắc phục bất cập trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém thời gian qua.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Đây là một trong những yêu cầu tại thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hôm 9/5, tại Phiên họp thứ 23.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã nỗ lực, trách nhiệm trong quá trình xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); đồng thời, tán thành nhiều nội dung trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế. Để bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, bảo đảm chất lượng của dự án Luật.

Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng

Theo đó, tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là Văn kiện và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường hơn nữa năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng (TCTD), các biện pháp quản lý, kiểm soát chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống các TCTD; tạo hành lang pháp lý tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm và xử lý các ngân hàng yếu kém; thúc đẩy phát triển thị trường ngân hàng bền vững, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục phát huy vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị rà soát phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bảo đảm hợp lý, khả thi, hiệu quả. Rà soát, hoàn thiện các hành vi bị nghiêm cấm; bổ sung, làm rõ các khái niệm như tập đoàn tài chính, người có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của các khái niệm trong hệ thống pháp luật. Nghiên cứu bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách theo hướng luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định, đã được kiểm nghiệm thực tiễn tại các Nghị định có liên quan của Chính phủ nhằm xác định địa vị pháp lý của các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam) bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, phát triển các ngân hàng này. Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý về tập đoàn tài chính đã được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Làm rõ các nội dung tại dự thảo Luật về tổ chức, quản trị, điều hành của TCTD có liên quan đến Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan. Rà soát quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý, người điều hành, Ban kiểm soát, bảo đảm tiệm cận với các thông lệ quốc tế tốt về quản trị công ty. Rà soát, hoàn thiện quy định về tài chính của TCTD, về doanh thu, chi phí, lãi dự thu, trích lập dự phòng, chế độ kế toán, kiểm toán, trích lập các quỹ... trong dự thảo Luật.

Hoàn thiện quy trình, thủ tục và biện pháp xử lý về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt

Để hoàn thiện dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát kỹ các quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt TCTD, bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu quả. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình, thủ tục và biện pháp xử lý về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt nhằm bảo đảm quá trình ra quyết định nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, khắc phục bất cập trong việc xử lý các TCTD yếu kém thời gian qua.

Rà soát kỹ để quy định phù hợp thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai can thiệp sớm hoặc kiểm soát đặc biệt, làm rõ vai trò của người đứng đầu trong việc ra các quyết định. Đánh giá toàn diện về cho vay đặc biệt; làm rõ cơ sở, sự cần thiết và đánh giá kỹ tác động của việc cho vay đặc biệt; cân nhắc phân cấp thẩm quyền theo loại vay, lãi suất vay, tài sản bảo đảm của khoản vay, nhất là đối với cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm. Tiếp tục rà soát tính tương thích của hệ thống pháp luật trong biện pháp Bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng hợp tác xã, các TCTD khác cho vay đặc biệt. Làm rõ trách nhiệm thu hồi khoản vay đặc biệt của cơ quan quản lý, các chủ thể cho vay và các bên có liên quan.

Rà soát các nội dung xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD hết hiệu lực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tránh hành chính hóa quan hệ dân sự, hài hòa, công bằng với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, kinh tế, phù hợp với Hiến pháp, không chồng chéo với các quy định của các luật khác có liên quan. Cần làm rõ nguyên tắc chỉ luật hóa những nội dung trong điều kiện bình thường hoặc những nội dung đặc thù nhưng có thể áp dụng trong điều kiện bình thường và chỉ áp dụng với những khoản vay đúng quy định; các quy định về thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc của hệ thống pháp luật hiện hành. Cần lấy thêm ý kiến của Bộ Công an, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, các chuyên gia về các nội dung này.

Tiếp tục rà soát nghiên cứu quy định đối với tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu theo hướng thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ; mở rộng đối tượng được mua, bán xử lý nợ xấu bao gồm cả Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC), các công ty mua bán nợ, bảo đảm thị trường mua, bán nợ công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Cân nhắc vai trò của VAMC...

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng và các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Vụ án chồng giết vợ từng rúng động ở Bắc Hà cách đây gần 1 năm khiến ai cũng bàng hoàng đau xót, tiếc cho cặp vợ chồng từng "chung lưng đấu cật" với kết cục một người lìa xa thế giới còn người kia chịu án tù với ân hận muộn màng. Nguyên nhân dẫn đến hành động dã man của người chồng lại chỉ vì lời cằn nhằn của vợ.

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Từ ngày 15/5 - 10/6, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức kiểm tra 150 vụ nhằm xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái, theo Kế hoạch số 227/KH-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi"

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi"

Ngày 5/6, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM), Công an TP Đà Nẵng cho biết, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng lừa đảo với hình thức hứa hẹn "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi". Cụ thể, đối tượng lợi dụng sự lo lắng của phụ huynh và tâm lý của học sinh trong thời điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 đang đến gần để tung ra thủ đoạn lừa đảo.

Xử lý nghiêm nhiều cá nhân để xảy ra vụ bảo vật quốc gia bị xâm hại

Xử lý nghiêm nhiều cá nhân để xảy ra vụ bảo vật quốc gia bị xâm hại

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính và UBND TP Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế vừa tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm, xử lý kỷ luật các cá nhân có liên quan trong vụ việc bảo vật quốc gia (BVQG) ngai vua triều Nguyễn bị xâm hại...

fb yt zl tw