Ra mắt sách 'Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai'

Ngày 20/6, tại thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ ra mắt sách tiếng Nga “Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1959-1975: Tuyển tập các văn kiện”.

Sự kiện do Viện Đông phương học Viện Hàn lâm Khoa học Nga phối hợp Cục lưu trữ lịch sử chính trị-xã hội Nhà nước Nga tổ chức, diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Bìa cuốn sách “Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1959-1975: Tuyển tập các văn kiện”.

Bìa cuốn sách “Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1959-1975: Tuyển tập các văn kiện”.

Tham dự lễ ra mắt sách, có đại diện Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, các cơ quan đại diện ngoại giao ASEAN tại Moskva, Viện Hàn lâm Khoa học Nga và nhiều chuyên gia, học giả Nga nghiên cứu về Việt Nam.

Đây là tuyển tập các văn kiện được lựa chọn, biên soạn từ tài liệu của Cơ quan Lưu trữ liên bang, Cục Lưu trữ lịch sử chính trị-xã hội Nhà nước Nga, Cục Lưu trữ lịch sử đương đại Nhà nước Nga, Cục Lưu trữ chính sách đối ngoại Liên bang Nga, Vụ Lịch sử và tài liệu của Bộ Ngoại giao Nga, Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ Việt Nam).

Lễ ra mắt sách “Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1959-1975: Tuyển tập các văn kiện”.
Lễ ra mắt sách “Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1959-1975: Tuyển tập các văn kiện”.

Cuốn sách gồm 137 tài liệu được lưu giữ đã gần nửa thế kỷ; gồm các nghị quyết, biên bản làm việc, băng ghi âm các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Liên Xô và các đồng nghiệp Việt Nam…

Các tài liệu phản ánh sự phát triển chiến lược đối ngoại của Liên Xô trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai giai đoạn 1959-1975, lần đầu tiên công bố về lịch sử của một trong những sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 20, có tác động lớn đến toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế và chính trị thế giới.

Cuốn sách dành cho các nhà sử học, nghiên cứu chính trị, giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học, cũng như nhiều độc giả quan tâm đến lịch sử Nga và Việt Nam, quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ 20.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw