Quy định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2025/NĐ-CP ngày 28/2/205 quy định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.

Nghị định số 44/2025/NĐ-CP quy định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Nghị định số 44/2025/NĐ-CP quy định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.

Nghị định quy định rõ các nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng. Theo đó, lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp được xác định gắn với nhiệm vụ, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phù hợp với ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường; thực hiện cơ chế tiền lương phù hợp để doanh nghiệp thu hút, khuyến khích đội ngũ nhân lực công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ cao được Nhà nước ưu tiên phát triển.

Nhà nước thực hiện quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp; đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho người đại diện phần vốn nhà nước để tham gia, biểu quyết, quyết định tại cuộc họp của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.

Thực hiện tách bạch tiền lương, thù lao của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên với tiền lương của Ban điều hành.

Phương pháp xác định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành

Nghị định quy định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành được xác định theo các phương pháp sau:

1- Xác định quỹ tiền lương thông qua mức tiền lương bình quân;

2- Xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động ít nhất bằng thời gian dự kiến áp dụng đơn giá tiền lương ổn định.

Nghị định nêu rõ, tùy theo nhiệm vụ, tính chất ngành nghề, điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp quyết định lựa chọn một trong hai phương pháp xác định quỹ tiền lương nêu trên.

Doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau và có thể tách bạch các chỉ tiêu lao động, tài chính để tính năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động thì được lựa chọn phương pháp phù hợp trong 2 phương pháp trên để xác định quỹ tiền lương tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động.

Đối với doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định thì phải duy trì phương pháp xác định quỹ tiền lương đó trong suốt thời gian áp dụng đơn giá tiền lương ổn định đã chọn (trừ trường hợp do tác động của yếu tố khách quan hoặc doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy mà ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) và phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cùng với đơn giá tiền lương ổn định trước khi thực hiện.

Mức tiền lương của Giám đốc không vượt quá 10 lần mức tiền lương bình quân của người lao động

Về phân phối tiền lương, Nghị định quy định người lao động và Ban điều hành được trả lương theo quy chế trả lương do doanh nghiệp ban hành, trong đó:

Tiền lương của người lao động được trả theo vị trí chức danh hoặc công việc, gắn với năng suất lao động và mức đóng góp của từng người vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiền lương của Ban điều hành được trả theo chức danh, chức vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó mức tiền lương của Tổng giám đốc, Giám đốc (trừ trường hợp Tổng giám đốc, Giám đốc được thuê làm việc theo hợp đồng lao động) tối đa không vượt quá 10 lần so với mức tiền lương bình quân của người lao động.

Khi xây dựng quy chế trả lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật lao động, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để kiểm tra, giám sát và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.

Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách

Theo Nghị định, mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách được quy định như sau:

Đối tượng, điều kiện áp dụng mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 của nhóm I và nhóm II thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.

Hằng năm, doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch, xác định mức lương cơ bản để xác định mức tiền lương kế hoạch của từng Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành nghề nào dẫn đầu xu hướng tuyển dụng?

Ngành nghề nào dẫn đầu xu hướng tuyển dụng?

Khảo sát Xu hướng tuyển dụng quý II/2025 của ManpowerGroup (công ty cung ứng giải pháp nhân sự) cho thấy triển vọng tuyển dụng khởi sắc trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Tại Việt Nam, chuyên gia từ ManpowerGroup Việt Nam đánh giá, nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành trong quý II/2025, tiêu biểu là lĩnh vực sản xuất.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

Người ươm quả ngọt ở Chiềng Ken

Người ươm quả ngọt ở Chiềng Ken

Những năm gần đây, đến các hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP hoặc xúc tiến thương mại của tỉnh, giữa rất nhiều hàng hóa nông sản các địa phương, người tiêu dùng rất ưa chuộng và tìm mua “Bưởi đường Nhà Triệu” của Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp, dịch vụ Bưởi đường Chiềng Ken, huyện Văn Bàn.

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Kinh tế tư nhân với khát khao bứt phá và phát triển

Kinh tế tư nhân với khát khao bứt phá và phát triển

“Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại và góp phần xây dựng một Việt Nam năng động và hội nhập quốc tế

Lào Cai hưởng ứng Giờ trái đất 2025

Lào Cai hưởng ứng Giờ trái đất 2025

Với thông điệp “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh”, Giờ Trái đất 2025 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang các phương thức phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, hướng tới một tương lai xanh cho hành tinh. Sự kiện tắt đèn trong 1 giờ hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, thứ Bảy, ngày 22/3/2025.

fb yt zl tw