Hỗ trợ đồng bào các dân tộc hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BVHTTDL về việc ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng và định mức chi phí dịch vụ hỗ trợ chi phí sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào các dân tộc được mời tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tư gồm 7 Điều quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng và định mức chi phí dịch vụ hỗ trợ chi phí sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào các dân tộc được mời tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo đó, Thông tư áp dụng cho đồng bào các dân tộc được mời về tham gia hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, cơ quan tiến cử, đơn vị cung cấp dịch vụ và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về dịch vụ sự nghiệp công, phải bảo đảm các tiêu chí, tiêu chuẩn sau đây: Đồng bào các dân tộc được bảo đảm đầy đủ, kịp thời chi phí hỗ trợ theo quy định khi tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Việc lựa chọn, kiện toàn, thay thế và bổ sung nhóm đồng bào dân tộc về tham gia hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam phải bảo đảm: Tính vùng miền, thành phần dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; đối tượng được mời là những người có uy tín trong cộng đồng, nghệ nhân, đồng bào có khả năng giới thiệu, thực hành phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đại diện cho nhóm đồng bào dân tộc tại địa phương do cơ quan tiến cử giới thiệu tham gia hoạt động; số lượng nhóm đồng bào dân tộc và số lượng đồng bào mỗi nhóm duy trì hoạt động: tối thiểu 16 nhóm; mỗi nhóm có tối thiểu 08 người; thời gian tham gia hoạt động: Tối thiểu từ 03 tháng/nhóm, mỗi tháng được nghỉ 01 ngày hưởng nguyên mức hỗ trợ. Đối với ngày chưa nghỉ trong tháng được cộng dồn tính theo năm trong thời gian hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nội dung hoạt động của nhóm đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phải bảo đảm phù hợp với mục tiêu bảo tồn, giới thiệu, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, bao gồm: Tổ chức tái hiện đời sống văn hóa, sinh hoạt hằng ngày, bài trí không gian nhà cửa theo phong tục truyền thống của dân tộc; lựa chọn tổ chức giới thiệu trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực dân tộc, tái hiện nghi lễ, lễ hội truyền thống phù hợp với từng nhóm đồng bào dân tộc theo đặc trưng văn hóa của dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; đón tiếp khách tham quan, giới thiệu không gian văn hóa, đặc trưng văn hóa của dân tộc với Nhân dân và du khách.

Về đánh giá chất lượng trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, Thông tư quy định: Thẩm quyền, thời điểm đánh giá: Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đánh giá định kỳ 01 năm/lần hoặc đánh giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Thời điểm đánh giá: trước ngày 31 tháng 3 năm liền kề sau năm cung cấp dịch vụ được đánh giá hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; đơn vị cung cấp dịch vụ tự đánh giá theo Kế hoạch đánh giá dịch vụ sự nghiệp công của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nguyên tắc đánh giá: Khách quan, trung thực, chính xác, đúng quy định của pháp luật; công khai, minh bạch.

Quy trình đánh giá: Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ban hành Kế hoạch đánh giá dịch vụ sự nghiệp công, hướng dẫn về việc tổ chức đánh giá dịch vụ sự nghiệp công gửi tới đơn vị cung cấp dịch vụ được đánh giá chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện đánh giá; đơn vị cung cấp dịch vụ tự đánh giá việc thực hiện cung cấp dịch vụ theo quy định; gửi kết quả đánh giá về Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đánh giá chất lượng dịch vụ trên cơ sở kết quả đánh giá của đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc trực tiếp thu thập thông tin để đánh giá; gửi dự thảo kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ có ý kiến phản hồi bằng văn bản đối với dự thảo kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ; trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam xem xét, ban hành kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ và gửi cho đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đánh giá.

Thang điểm đánh giá từ 0 đến 30 điểm với mức đánh giá: kịp thời, chưa kịp thời, không thực hiện chi, tốt, khá, đạt, không đạt... Kết quả đánh giá được xếp loại như sau: Dịch vụ được đánh giá "Tốt" khi tổng điểm đánh giá đạt từ 85 - 100 điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại khoản 4 Điều này; dịch vụ được đánh giá "Khá" khi tổng điểm đánh giá đạt từ 70 - 84 điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định; dịch vụ được đánh giá "Đạt" khi tổng điểm đánh giá đạt từ 50 - 69 điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định; dịch vụ được đánh giá "Không đạt" khi tổng điểm đánh giá dưới 50 điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định.

Định mức chi phí hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào các dân tộc trong thời gian ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam bao gồm: Định mức chi phí hỗ trợ tiền ăn: 120.000 đồng/người/ngày; định mức chi phí các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào dân tộc: 15.000 đồng/người/ngày; định mức chi phí thù lao cho đồng bào dân tộc trong việc thực hiện tái hiện các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: 25.000 đồng/người/ngày; chi phí hỗ trợ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc: 300.000 đồng/người trong thời gian ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Khuyến khích đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện dịch vụ sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị và huy động các nguồn hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ngoài các định mức chi phí quy định.

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội diễn văn nghệ sinh viên “Khát vọng non sông”

Hội diễn văn nghệ sinh viên “Khát vọng non sông”

Tối 8/1, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức hội diễn văn nghệ sinh viên với chủ đề “Khát vọng non sông” nhân kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025).

Giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu tại Triển lãm "Đảng ta thật là vĩ đại"

Giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu tại Triển lãm "Đảng ta thật là vĩ đại"

Theo thông tin từ Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”  sẽ diễn ra từ ngày 15/1 đến 21/1 (tức ngày 16 đến 22 tháng Chạp) tại Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc (số 118 đường Chu Văn An, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên). Lễ khai mạc diễn ra vào 19 giờ tối 15/1. 

Ra mắt cuốn sách "Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Ra mắt cuốn sách "Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Ngày 8/1, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân chủ trì phối hợp Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và gia đình Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tổ chức lễ ra mắt cuốn sách "Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng.

"Dệt" bức tranh văn hóa xứ Mường

"Dệt" bức tranh văn hóa xứ Mường

Ở vùng cao Mường Khương có 14 nhóm, ngành dân tộc cùng sinh sống và sở hữu những giá trị văn hóa độc đáo. Vào mỗi dịp tết đến, xuân về, khi đất trời giao hòa, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì nét đẹp văn hóa ấy lại càng có dịp bộc lộ và tô điểm cho mùa xuân xứ Mường thêm rực rỡ, sinh động những sắc màu.

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 sẽ khai mạc vào ngày 7/2

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 sẽ khai mạc vào ngày 7/2

Với chủ đề “Hoa Đào Xứ Lạng - toả sắc muôn phương”, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17/1/2025 đến 26/2/2025 (tức từ 18 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Người "giữ lửa" để vang mãi điệu khèn trên vùng cao Tả Phìn

Người "giữ lửa" để vang mãi điệu khèn trên vùng cao Tả Phìn

Ở thôn Tả Phìn, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát, Nghệ nhân dân gian Sùng A Hòa được biết đến là người thổi khèn hay, múa khèn đẹp và là người luôn sẵn sàng truyền dạy những điệu khèn cho các chàng trai người Mông, bởi anh am hiểu nét văn hóa truyền thống, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của đồng bào quê anh.

Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Đưa nghệ thuật thị giác Việt Nam vươn xa

Đưa nghệ thuật thị giác Việt Nam vươn xa

Từ những dấu ấn sơ khai trên trống đồng Đông Sơn đến những dự án đương đại, nghệ thuật thị giác (visual art) đã khẳng định sức sống mãnh liệt trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Hòa mình vào làn sóng toàn cầu hóa sau đổi mới, nghệ thuật thị giác mở ra nhiều cơ hội song hành cùng những thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cộng đồng nghệ sĩ để tiếp tục vươn xa, ghi dấu trên bản đồ nghệ thuật quốc tế.

Đầu tư nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa

Đầu tư nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa

Sau hơn bảy năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của cả nước.

fb yt zl tw