Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ kinh tế

4_20240329_122312_0001.jpg

Lào Cai có 25 nhóm dân tộc thiểu số cùng sinh sống, toàn tỉnh hiện có 112.258 hội viên phụ nữ, trong đó hội viên là người dân tộc thiểu số chiếm 57,2%. Đổi mới tư duy phát triển kinh tế, chủ động tiếp cận kiến thức về khoa học, kỹ thuật, phụ nữ dân tộc thiểu số đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

A Lềnh là homestay đầu tiên ở xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà), do chị Giàng Thị Chứ (dân tộc Mông) sáng lập. Kể từ khi làm du lịch, chị Chứ tạo ra việc làm và thu nhập cho một số chị em trong thôn.

1_20240329_104232_0000.jpg

Đi vào hoạt động ngay từ thời điểm năm 2020, lúc dịch Covid-19 tác động nặng nề đến hoạt động lưu trú, với sự đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng dịch vụ, homestay A Lềnh của chị Chứ đã thành công giữ chân du khách trong giai đoạn này.

Chị Giàng Thị Chứ cho biết: Trước đây, quanh năm mình chỉ biết làm ruộng, trồng ngô, trồng lúa. Được gia đình động viên, được vay vốn từ các chương trình ưu đãi nên mình mạnh dạn phát triển theo mô hình kinh tế mới.

2_20240329_104232_0001.jpg

Chị Tẩn San Mẩy, thôn Ngải Chồ, xã Dền Sáng (huyện Bát Xát), phụ nữ đầu tiên của xã làm chủ mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Đó là bước tiến quan trọng trong cuộc sống của phụ nữ người Dao ở vùng cao Lào Cai, bởi những quan điểm xưa cũ vẫn tồn tại trong cộng đồng. Mô hình tắm lá thuốc kết hợp trị liệu của chị Mẩy đem lại nguồn thu ổn định hơn 200 triệu đồng/năm. Chị Mẩy luôn sẵn sàng chia sẻ với phụ nữ trong thôn kinh nghiệm phát triển kinh tế.

Chị Tẩn San Mẩy cho biết: Phụ nữ người Dao bị trói buộc trong nhiều quan điểm lạc hậu, phải thật sự dũng cảm mới vượt qua được định kiến này. Tôi nghĩ rằng chỉ có cách phụ nữ làm chủ kinh tế thì mới dần xóa bỏ các định kiến.

Đây là 2 điển hình cho sự nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống của phụ nữ dân tộc thiểu số Lào Cai hiện nay, ngày càng có nhiều tấm gương mạnh dạn phát triển kinh tế, làm chủ cuộc sống và tích cực đóng góp cho cộng đồng.

20240329_124054_0000.jpg

Tỉnh Lào Cai có 25 nhóm dân tộc thiểu số cùng sinh sống, toàn tỉnh hiện có 112.258 hội viên phụ nữ, trong đó hội viên là người dân tộc thiểu số chiếm 57,2%. Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo, Hội Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội vận động phụ nữ dân tộc thiểu số đổi mới tư duy phát triển kinh tế, chủ động tiếp cận kiến thức về khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất phù hợp với đặc thù, lợi thế từng địa bàn.

Đến nay, nhiều phụ nữ đã thành lập hợp tác xã, mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bảo Yên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Xác định Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là dự án trọng điểm quốc gia, cấp bách, có vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, nhất là đối với khu vực miền Bắc, những ngày này, huyện Bảo Yên - nơi có đường dây đi qua đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Những triệu phú vùng cao

Những triệu phú vùng cao

Nhờ chính sách hỗ trợ và nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ở địa bàn vùng cao, vùng sâu Lào Cai đã xuất hiện nhiều triệu phú, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Nhu cầu điện tiếp tục tăng cao

Nhu cầu điện tiếp tục tăng cao

Từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam phải tăng về nguồn từ 10.000 - 12.000MW, tương ứng với đó thì hệ thống truyền tải, nhất là các nguồn giải tỏa công suất liên miền và nội miền cũng cần được quan tâm, nên cần sự vào cuộc của các bộ ngành và địa phương.

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Người dân Bảo Thắng đồng thuận cao trong giải phóng mặt bằng

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Người dân Bảo Thắng đồng thuận cao trong giải phóng mặt bằng

Huyện Bảo Thắng có quy hoạch xây dựng 33 vị trí móng cột đường dây tải điện 500 kV tại 2 xã là Phong Niên và Xuân Quang với diện tích đất phải thu hồi 42.084 m2 của 80 hộ dân. Chỉ sau hơn 2 tuần thực tế triển khai các phần việc như phổ biến thông tin Dự án, xác định ranh giới thu hồi, kiểm đếm, thống kê, áp giá đã hoàn tất, cách làm của Bảo Thắng là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong Nhân dân, nhất là hộ dân thuộc diện thu hồi đất.

Bình Dương tập trung phát triển kinh tế xanh, gìn giữ môi trường

Bình Dương tập trung phát triển kinh tế xanh, gìn giữ môi trường

Bình Dương có tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, thu hút lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình này kéo theo không ít thách thức trong việc bảo vệ môi trường. Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt và đồng bộ nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Quy định quản lý đường giao thông trên địa bàn tỉnh

Quy định quản lý đường giao thông trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 68/2024/QĐ-UBND ban hành quy định một số nội dung về quản lý đường thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; trình tự, thủ tục chấp thuận thiết kế, cấp phép thi công nút giao đối với đường địa phương đang khai thác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

“Ngắm hoa mùa xuân - hái quả mùa hè”

“Ngắm hoa mùa xuân - hái quả mùa hè”

Ở mảnh đất biên cương Si Ma Cai, nơi in dấu bước chân ngựa Thần, người dân đang không ngừng vươn lên, thay đổi cuộc sống từ chính đôi tay cần mẫn, biến núi đồi hoang sơ thành những vườn cây ăn quả ôn đới trĩu quả.

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Bước sang năm 2025, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi về nội tại, xuất khẩu của ta dù đang phục hồi tốt nhưng chưa bền vững, còn chịu nhiều tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

fb yt zl tw