Phim hoạt hình Việt Nam thành công ra rạp, đánh dấu bước chuyển mình ấn tượng

Kể từ khi Xưởng phim hoạt họa búp bê Việt Nam được thành lập (tháng 11/1959) và bộ phim hoạt hình Việt Nam đầu tiên 'Đáng đời thằng cáo' ra đời (tháng 6/1960), ngành hoạt hình Việt Nam đã sản xuất hàng nghìn phim, giành nhiều giải thưởng. Và mới đây, thêm một dấu son được ghi khi 'Wolfoo và hòn đảo kỳ bí' trở thành bộ phim hoạt hình trong nước đầu tiên được công chiếu thương mại, phát hành bởi hệ thống rạp chiếu lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trước “Wolfoo và hòn đảo kỳ bí”, đã từng có những cái tên được đặt nhiều kỳ vọng khi trình làng sẽ thay đổi cục diện của ngành hoạt hình Việt Nam . Có thể kể đến một số dự án như “Tôi là Bê-tô” (chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) hay “Dưới bóng cây: Hành trình trở về” (thực hiện bởi Colory Animation Studio). Tuy nhiên, vì nhiều số lý do mà các tác phẩm này vẫn chưa thể ra mắt trên màn ảnh rộng. Đây thực sự là một khoảng trống, gây hụt hẫng đối với công chúng mong đợi vào sự phát triển của hoạt hình Việt.

Chấm dứt thế độc tôn của hoạt hình nước ngoài

Trên thực tế, phim hoạt hình Việt Nam do các đơn vị Nhà nước lẫn tư nhân sản xuất vẫn đều đặn ra mắt trên các nền tảng số. Đồng thời các chương trình chiếu rạp phục vụ thiếu nhi dịp hè, ngày lễ, Tết… cũng được duy trì, song mới chỉ dừng lại ở các phim ngắn hoặc series phim đã chiếu mạng. Trong khi đó, doanh thu phim hoạt hình chiếm tới 12-15% tổng doanh thu phim chiếu rạp (theo số liệu của CGV Việt Nam) và từ trước đến nay vẫn luôn là sân chơi của các “ông lớn” ngành hoạt hình thế giới như Mỹ, Nhật Bản…

Untitled-1.jpg
Một cảnh trong phim hoạt hình "Wolfoo và hòn đảo kỳ bí".

Việc phim hoạt hình “Wolfoo và hòn đảo kỳ bí” được sản xuất để phát hành thương mại và chính thức ra mắt khán giả toàn quốc từ ngày 13/10 vừa qua là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình của hoạt hình Việt Nam từ sản phẩm trực tuyến và truyền hình sang địa hạt điện ảnh. Bộ phim là sản phẩm của Sconnect Việt Nam - đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất phim hoạt hình trên nền tảng trực tuyến như loạt phim hoạt hình Wolfoo, Clay Mixer, Luka... thu về hàng tỷ lượt xem trên YouTube.

Chú sói nhỏ Wolfoo cùng bộ nhân vật trong phim đã trở thành “người bạn” thân thiết của hàng triệu trẻ em và là một thương hiệu quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Năm 2022, hoạt hình Wolfoo đã được Viện Nghiên cứu ứng dụng phát triển Giáo dục - Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Việt Nam chứng nhận chuẩn ứng dụng hiệu quả phương pháp giáo dục hiện đại cho trẻ từ 3-8 tuổi.

Từ ý tưởng cho đến việc đưa sói con Wolfoo từ màn ảnh nhỏ sang màn ảnh lớn không hề dễ dàng, nhưng tập thể biên kịch, họa sĩ, kỹ thuật viên, lập trình viên, chuyên gia âm thanh… của Sconnect Việt Nam đã có chiến lược bài bản và quyết tâm từng bước biến mục tiêu thành hiện thực, đưa phim hoạt hình sản xuất bởi người Việt Nam và tại Việt Nam ra rạp.

Tự hào và trăn trở hoạt hình “make in Vietnam”

Trong lần đầu công chiếu, “Wolfoo và hòn đảo kỳ bí” phục vụ khán giả Việt ở hệ thống rạp chiếu phim trên toàn quốc như CGV, Galaxy, Lotte… và Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Tuy số liệu chưa được cập nhật song có thể thấy bộ phim nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực ban đầu.

Ngay từ khi thông tin lịch chiếu được công bố, nhiều phụ huynh có con nhỏ đã bày tỏ sự hứng thú và dự định cho con đến rạp. Tại một số hệ thống rạp, vào dịp cuối tuần đã ghi nhận lượng người xem đông đảo và chủ yếu là gia đình có trẻ nhỏ. Đa số khán giả nhí đều phấn khích vì được “gặp” hai anh em sói Wolfoo và Lucy trong không gian mới mẻ, hiện đại như rạp chiếu phim.

Nội dung phim có mô-típ kinh điển mà mọi hãng hoạt hình tiếng tăm lâu đời đã và vẫn đang áp dụng: các nhân vật chính phiêu lưu vào thế giới thần tiên, bị thế lực phản diện gây khó khăn và phải đồng tâm hiệp lực cùng nhau vượt qua thử thách để nhận được những bài học quý giá về tình thân, về cuộc sống...

Điều khiến bộ phim hấp dẫn và đáng nhớ là những chi tiết hài hước, cảm động được lồng ghép khéo léo, dễ hiểu với trẻ nhỏ và thu hút những độ tuổi lớn hơn. Phần hình ảnh, âm thanh cũng là điểm cộng lớn với công nghệ và kỹ xảo làm phim hiện đại, tiệm cận với nhiều thương hiệu hoạt hình nổi tiếng toàn cầu.

Chị Ngô Thủy (quận Hoàng Mai, Hà Nội), phụ huynh của hai bạn nhỏ yêu thích Wolfoo, chia sẻ: “Khi biết hoạt hình Wolfoo là sản phẩm của người Việt Nam sáng tạo ra, tôi khá bất ngờ vì lúc đầu cứ tưởng là phim Mỹ. Đưa con đi xem phim, tôi cũng nhận được những phút giây giải trí thú vị, một số cảnh phim và lời thoại được ê-kíp bắt trend tốt mà vẫn phù hợp tư duy của trẻ”.

Trên mạng xã hội, phim cũng là chủ đề bình luận của nhiều người nổi tiếng, chuyên gia công nghệ, cây viết điện ảnh, giáo dục… Không khó để nhận thấy “Wolfoo và hòn đảo kỳ bí” mặc dù nỗ lực sáng tạo riêng nhưng chưa thoát khỏi dáng dấp một số “bom tấn” hoạt hình quốc tế khác.

Một số chuyển cảnh chưa thực sự mượt mà, cách kể chuyện còn khá ngô nghê và khó “ghi điểm” với trẻ em trên 10 tuổi… Tuy vậy, phần lớn ý kiến đều ghi nhận tổng thể phim tốt hơn kỳ vọng, xứng đáng để tự hào và không lãng phí thời gian của các bậc phụ huynh muốn con nhỏ được trải nghiệm hoạt hình Việt Nam tại rạp.

Khi được hỏi về chặng đường mang “chú sói tỉ view" Wolfoo lên màn ảnh rộng, đại diện đơn vị sản xuất “Wolfoo và hòn đảo kỳ bí”cho biết: “Thời điểm nhận được thông tin bộ phim đã vượt qua tất cả các khâu kiểm duyệt để chính thức ra mắt khán giả, cả đội ngũ làm phim như vỡ òa vì xúc động. Chúng tôi rất tự hào khi có thể góp phần mang hoạt hình Việt đến gần hơn với người xem”.

Để làm được điều đó, bên cạnh việc cố gắng đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đội ngũ nhân sự của “Wolfoo và hòn đảo kỳ bí" phải tìm tòi và thử nghiệm liên tục các công nghệ sản xuất mới, cải tiến nội dung, kịch bản phim… Xem một bộ phim chỉ mất chưa đến 2 tiếng nhưng để sáng tạo và hoàn thiện là cả một quá trình chuẩn bị, thai nghén trong khoảng 3 năm, đại diện Sconnect Việt Nam cho biết thêm.

Tuy nhiên, song song với niềm vui, những người sáng tạo nên Wolfoo cũng đối mặt với những áp lực mới về việc sản xuất thêm nhiều phim hoạt hình chiếu rạp hơn nữa, không ngừng làm mới mình để cạnh tranh với phim hoạt hình ngoại, đồng thời nâng cao chất lượng, tính nhân văn cũng như bản sắc…

Sức hút mạnh mẽ của thương hiệu Wolfoo và định hướng đúng đắn của nhà sản xuất đã không chỉ tạo ra thành công cho một bộ phim thương mại mà còn góp phần thay đổi cái nhìn của khán giả về hoạt hình nội. Tiếp theo đây, Sconnect Việt Nam cũng như tất cả các đơn vị sản xuất hoạt hình Việt Nam khác đều có cơ sở và động lực để tiếp tục nuôi khát vọng ghi dấu ấn với các sản phẩm chất lượng, trước mắt là chinh phục khán giả trong nước và lâu dài là ghi danh trên bản đồ hoạt hình thế giới.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc, bình an là những "viên gạch" xây nên xã hội, quốc gia phát triển, hùng cường. Ở vùng cao Lào Cai, dẫu cuộc sống còn nhiều gian khó, nhưng trong mỗi nếp nhà, trên ngọn núi, lưng đồi luôn ngập tràn những tiếng cười hạnh phúc.

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw