Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phát triển và quản lý rừng bền vững

Phát triển và quản lý rừng bền vững

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, đến hết năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt hơn 60%. Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác quản lý rừng bền vững được tỉnh xác định là yếu tố quan trọng. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lào Cai về nội dung này.

3.jpg
Ông Nguyễn Việt Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lào Cai.

Phóng viên: Việc thực hiện quản lý rừng bền vững có ý nghĩa quan trọng như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Hà: Theo quy định tại khoản 19, Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 thì quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

5.png

Có thể hiểu quản lý rừng bền vững là việc áp dụng các biện pháp quản lý rừng tổng hợp từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khai thác, sử dụng hợp lý, duy trì hoạt động sản xuất liên tục, ổn định để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ rừng có giá trị cho phát triển mà không làm suy giảm những giá trị di truyền, tính đa dạng sinh học và năng suất, chất lượng của rừng, đồng thời không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

Đối với tỉnh Lào Cai, công tác quản lý rừng bền vững là yếu tố quan trọng, nhằm giữ vững diện tích rừng hiện có, phát triển và nâng cao chất lượng rừng. Quản lý rừng bền vững góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh theo từng năm và nâng cao đời sống người dân sống bằng nghề rừng.

2.png

Phóng viên: Ông có thể đánh giá khái quát kết quả tỉnh Lào Cai đã đạt được trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và quản lý rừng bền vững?

Ông Nguyễn Việt Hà: Trong những năm vừa qua, công tác bảo vệ, phát triển và quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả khả quan, nổi bật. Toàn tỉnh bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trong đó giữ ổn định hơn 258.000 ha rừng tự nhiên; từng bước nâng cao chất lượng rừng thông qua trồng rừng gỗ lớn, đóng cửa rừng tự nhiên.

Giai đoạn 2021 - 2024, tỉnh trồng mới hơn 20.100 ha rừng sản xuất, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, trong đó ưu tiên trồng các loài cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị về sinh học, môi trường.

9.png

Toàn tỉnh hiện có 12 chủ rừng của Nhà nước là các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ. Các đơn vị này đã xây dựng được phương án quản lý rừng bền vững, với diện tích hơn 186.000 ha (chiếm 48,7% diện tích toàn tỉnh).

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Dự án tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Vĩnh Yên (chủ rừng nhóm II) đã hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững với diện tích 30 ha. Diện tích rừng sản xuất đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của tỉnh là 4.230 ha (rừng quế), đối tượng chủ rừng được cấp là các hộ gia đình, cá nhân; loại chứng chỉ rừng được cấp là chứng chỉ hữu cơ.

Việc khai thác giá trị đa dụng tài nguyên rừng từng bước được nâng lên, ngoài giá trị về lâm sản, dịch vụ môi trường rừng được khai thác tốt với kinh phí từ 180 - 190 tỷ đồng/năm. Năm 2023, giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đạt hơn 3.388 tỷ đồng (tăng 1.033 tỷ đồng so với năm 2021), tăng gần 12%/năm, chiếm gần 18% tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp.

phat-trien-va-quan-ly-rung-ben-vung.png

Phóng viên: Ông cho biết những giải pháp chiến lược ngành lâm nghiệp đã và đang thực hiện để quản lý rừng bền vững?

Ông Nguyễn Việt Hà: Nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững, ngành lâm nghiệp tỉnh đã xây dựng chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn phát triển ngành nói chung và quản lý rừng bền vững nói riêng, đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược Phát triển nông nghiệp hàng hóa theo Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy về lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển kinh tế đồi rừng.

4.png

Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo toàn diện công tác quản lý rừng bền vững trên địa bàn. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các chủ rừng trong việc quản lý rừng bền vững. Các chủ rừng cũng chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

Cùng với đó, tổ chức triển khai Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai (được phê duyệt tại Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 14/1/2022 của UBND tỉnh Lào Cai) đảm bảo đúng tiến độ và làm cơ sở để quy chủ rừng, quản lý rừng bền vững; thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh trong việc bảo vệ và phát triển rừng…

8.png

Phóng viên: Nhiệm vụ đặt ra để phát triển lâm nghiệp bền vững trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Hà: Để phát triển lâm nghiệp bền vững, trong thời gian tới, ngành lâm nghiệp tiếp tục nghiên cứu, tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2025 - 2030 phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật; tiếp tục đổi mới, tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh.

Đồng thời tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển lâm nghiệp bền vững, phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; chuẩn bị sẵn sàng cho việc kinh doanh tín chỉ các-bon để có thêm nguồn thu từ rừng.

7.png

Cùng với đó, rà soát phương án quản lý rừng bền vững của các chủ rừng đã được phê duyệt để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; phê duyệt các đề án phát triển du lịch sinh thái làm cơ sở tạo nguồn thu bền vững cho hoạt động bảo vệ rừng; ngoài chủ rừng là tổ chức nhà nước sẽ khuyến khích, mở rộng đối tượng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với đối tượng là nhóm hộ, cộng đồng… để tài nguyên rừng được quản lý hiệu quả hơn.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của ngành, không chỉ là lực lượng lao động, các chủ rừng mà cả lực lượng lãnh đạo, quản lý; phát triển, nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ và khuyến lâm để đảm bảo tài nguyên rừng được sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Thúc đẩy tăng trưởng tháng cuối năm

Thúc đẩy tăng trưởng tháng cuối năm

Do ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 của tỉnh theo kế hoạch giao khoảng 10% là không thể đạt được. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nếu nhanh chóng phục hồi hậu quả thiên tai và ổn định sản xuất, thì quý IV sẽ đạt được mức tăng trưởng là 6% và cả năm sẽ đạt mức tăng trưởng 7,23%. Để đạt mục tiêu này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Chiều 26/11, tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

Cam Đường là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nơi thành lập chi bộ đảng nông thôn đầu tiên (trước khi chia tách) và cũng là nơi diễn ra khởi nghĩa võ trang đầu tiên của tỉnh. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng quê cách mạng ngày càng khang trang, no ấm. Từ một vùng đất thuần nông, giờ đây xã Cam Đường tự tin bước lên chặng đường mới, phấn đấu trở thành phường trong tương lai không xa. 

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.

fbytzltw