Phát huy vai trò báo chí trong phòng chống tham nhũng

Sáng 24/12, tại Hà Nội, báo cáo của Thanh tra Chính phủ tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, cho thấy: Sau 5 năm triển khai luật (2020 - 2024), các bộ, ngành, địa phương tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại 117.848 cơ quan, tổ chức, đơn vị, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 2.906 người vi phạm.

1.jpg
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo báo cáo, có 37.106 người được xác minh tài sản, thu nhập, trong đó 147 người bị kỷ luật do vi phạm; 264 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật, 73 người bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng.

Hội nghị đánh giá, hiện nay, tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp với tính chất nghiêm trọng hơn, trong khi đó hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp, giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn lớn. Luật Phòng, chống tham nhũng còn một số quy định chưa phù hợp, hạn chế, bất cập về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác minh tài sản, thu nhập, thiếu quy định về tài sản hình thành trong tương lai…

Trong khi chưa sửa đổi luật, các ý kiến đề nghị cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, nhất là thường xuyên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng; đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc về công tác này.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw