Phát huy giá trị của cải lương, múa lân

Nhiều bộ môn nghệ thuật trên địa bàn TP HCM đang được lập hồ sơ, đề xuất công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được Thành ủy, HĐND và UBND TP HCM chú trọng.

Gấp rút lập hồ sơ

Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM vừa tổ chức "Hội nghị Tập huấn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn TP HCM năm 2024", với sự tham gia của hơn 300 cán bộ quản lý di sản văn hóa các cấp.

Theo các nhà chuyên môn, công tác quản lý, trùng tu các di tích trên địa bàn thành phố đã được tiến hành thường xuyên. Nhiều địa điểm di tích văn hóa giữ được các yếu tố nguyên gốc và giá trị lịch sử, tạo cảnh quan thân thiện, môi trường hài hòa trong quá trình đô thị hóa và trở thành điểm du lịch hấp dẫn như: Hội trường Thống Nhất, địa đạo Củ Chi, Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, chợ Bình Tây…

Ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, cho biết thành phố đang lập hồ sơ đề nghị đưa Nghệ thuật Lân sư rồng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghệ thuật cải lương cũng được quan tâm, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM cũng đang xây dựng đề án đề nghị công nhận cải lương là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Thông tin TP HCM đang xây dựng đề án đề nghị công nhận nghệ thuật sân khấu cải lương là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được giới văn nghệ sĩ hết sức quan tâm và ai cũng mong sẽ sớm được công nhận để có thể lan tỏa nhiều hơn, xa hơn lĩnh vực nghệ thuật này" - NSND Lệ Thủy vui mừng bày tỏ.

Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên thì kỳ vọng nghệ thuật cải lương sẽ sớm trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nhằm có những kế hoạch đầu tư bài bản cho việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

Chương trình giới thiệu nghệ thuật cải lương và nhạc cụ dân tộc trước Bưu điện TP HCM thu hút đông du khách.
Chương trình giới thiệu nghệ thuật cải lương và nhạc cụ dân tộc trước Bưu điện TP HCM thu hút đông du khách.

Đưa luật vào cuộc sống

Những người trong cuộc cho rằng việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần sự tham gia của toàn xã hội. Các giải pháp này không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn hiện vật mà còn bao gồm các hoạt động trưng bày, giới thiệu và đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực. Điều này giúp tăng cường nhận thức và gắn kết cộng đồng với các giá trị văn hóa, phát triển di sản văn hóa TP trở thành tài sản quốc gia, nguồn vốn xã hội quan trọng đóng góp vào sự phát triển bền vững của TP. Việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng và các tổ chức tư nhân.

Theo các chuyên gia, TP HCM cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa và các văn bản dưới luật cần được triển khai với nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nói chuyện chuyên đề; tuyên truyền trên hệ thống báo, đài, mạng internet... Việc này sẽ góp phần gỡ khó cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa nói chung, về di sản của TP nói riêng.

PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái nhìn nhận: "Nếu làm tốt việc đưa luật vào cuộc sống thì tình trạng xâm hại, lấn chiếm ở di tích sẽ được ngăn chặn kịp thời. Công tác trùng tu, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ di tích sẽ được thực hiện tới nơi tới chốn. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng cần phải được thực hiện thường xuyên".

KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP HCM, cho rằng để các di sản văn hóa chuyển hóa thành nguồn lực, "sức mạnh mềm" phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Theo đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phải thực hiện toàn diện từ hoạt động nghiên cứu, nhận diện đến các hoạt động bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản. Công tác giảng dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống của TP cũng phải được quan tâm.

TP HCM đang tích cực tiến hành số hóa các di tích; đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động để di tích trở thành điểm đến thường xuyên của cộng đồng, đẩy mạnh liên kết các điểm di tích với nhau; ứng dụng rộng rãi công nghệ để giới thiệu di tích; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tiếp cận và hiểu biết nhiều hơn về di tích trên địa bàn thành phố.

Theo Người Lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

“Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới” là chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức tại Hà Nội.

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường kinh doanh thông thoáng để phát huy làng nghề trong thời gian tới. Đây là chia sẻ của ông Trịnh Quốc Đạt - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết.

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Tổ quốc

Tổ quốc

"Tổ quốc" là nhan đề bài thơ của tác giả Nguyễn Loan (thành phố Huế) được đăng tải trên báo Lào Cai cuối tuần, số 1001 ra ngày 31/8/2024. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!

fbytzltw