Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phân cấp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia: Tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương

Phân cấp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia: Tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương

Theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND vừa được HĐND tỉnh thông qua, huyện Mường Khương và huyện Bắc Hà thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025. Điều này sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý cho các địa phương.

Huyện Mường Khương vừa đề xuất giảm 100% kinh phí được giao đối với thực hiện Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư nơi cần thiết (Chương trình Dân tộc miền núi). Nguyên nhân khiến giải ngân khó khăn là do vướng quy định “chi bồi thường khi thu hồi đất”.

2.jpg

Theo quy định của Luật Đất đai, điều kiện để thu hồi đất cho dự án khu dân cư nông thôn là “Dự án đã có quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công ...”. Thực tế, nhiều trường hợp ở các xã phải lập dự án sắp xếp dân cư xen ghép, theo quy định Luật Đầu tư công thì không phù hợp với các nội dung hỗ trợ sắp xếp dân cư xen ghép. Trong trường hợp người dân có đất thuộc diện phải thu hồi để thực hiện dự án không đồng ý cho thu hồi đất thì dự án không thể thực hiện được do không có căn cứ pháp lý để cưỡng chế khi thu hồi đất...

Công tác giải ngân nguồn vốn này rất khó khăn do trong quá trình thực hiện phải sử dụng đúng “địa chỉ”, trong khi thực tế ở một số địa phương có lĩnh vực cần vốn, như đầu tư cho cơ sở hạ tầng thì lại thiếu, xin điều chỉnh lại mất nhiều thời gian.

Đồng chí Nguyễn Văn Bảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh.

Tại huyện Bắc Hà, Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (Chương trình Dân tộc miền núi) cũng gặp nhiều vướng mắc khiến tiến độ giải ngân chậm. Nguyên nhân là do tại điểm b khoản 3 Mục III Quyết định 1719/QĐ-TTg quy định: “Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), HTX tham gia chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số” rất khó thực hiện, bởi trên thực tế, có rất ít doanh nghiệp, HTX đáp ứng được điều kiện này. Các dự án phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của các chương trình MTQG…; nhóm còn lại không thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719, khi tham gia vào các dự án liên kết chuỗi, chưa có quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ cho nhóm này.

3.jpg

Đây chỉ là một số vướng mắc được các địa phương nêu ra khi đề cập nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia thấp so với kế hoạch. Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình MTQG năm 2024 là 1.367,285 tỷ đồng. Tổng kinh phí đã phân bổ cho UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thực hiện là 1.192,439 tỷ đồng. Đến hết ngày 9/6/2024, kinh phí đã giải ngân của 3 chương trình MTQG năm 2024 là 58,462/1.367,285 tỷ đồng, mới đạt 4,3% dự toán Trung ương giao.

Đồng chí Nguyễn Văn Bảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Có 2 nguồn vốn chính để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia là vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp. Nguồn vốn đầu tư được Trung ương giao cho tỉnh, sau đó tỉnh sẽ phân bổ các dự án thành phần. Trong khi nguồn vốn sự nghiệp được Trung ương phân bổ cho địa phương theo lĩnh vực chi cụ thể. Công tác giải ngân nguồn vốn này rất khó khăn do trong quá trình thực hiện phải sử dụng đúng “địa chỉ”, trong khi thực tế ở một số địa phương có lĩnh vực cần vốn, như đầu tư cho cơ sở hạ tầng thì lại thiếu, xin điều chỉnh lại mất nhiều thời gian. Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội chính là nhằm tháo gỡ nút thắt này.

4.jpg

Theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đối với nội dung thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025, HĐND cấp tỉnh được quyết định lựa chọn không quá 2 huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp. UBND cấp tỉnh quyết định giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia cho huyện được lựa chọn thí điểm.

HĐND cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao. Đồng thời, được cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

5.jpg

Việc quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm của huyện thực hiện cơ chế thí điểm được thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được HĐND huyện điều chỉnh theo quy định.

Nghị quyết cho phép cấp tỉnh được điều chỉnh vốn đầu tư, vốn sự nghiệp giữa các dự án thành phần thuộc các chương trình. Cấp huyện điều chỉnh giữa các tiểu dự án trong từng dự án thành phần trong cùng chương trình. Riêng với các huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp, HĐND huyện được điều chỉnh giữa vốn đầu tư với vốn sự nghiệp của cả 3 chương trình.

Đồng chí Nguyễn Trọng Huân, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết, việc cho phép điều chỉnh sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động cho địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, các cơ quan chuyên môn của huyện đang rà soát nội dung nào giải ngân tốt, nội dung nào giải ngân còn gặp nhiều khó khăn để đề xuất điều chỉnh.

6.jpg

Tại huyện Bắc Hà, đồng chí Vàng Văn Hà, Trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết, huyện đang khẩn trương rà soát các nhiệm vụ, mục tiêu và tình hình giải ngân các dự án thành phần để tính toán điều chỉnh nguồn vốn phù hợp. Việc được thực hiện cơ chế thí điểm sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ cán bộ tham mưu, cán bộ cơ sở, vì vậy các cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở phải tự nâng cao trình độ và chủ động phối hợp tốt vì mục tiêu chung.

Đồng chí Nguyễn Văn Bảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết thêm, với vai trò là cơ quan thường trực, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện rà soát mục tiêu, nhiệm vụ trên cơ sở tỉnh giao theo các chương trình để phân bổ nguồn vốn phù hợp, vừa đảm bảo giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch, vừa phải thực hiện các mục tiêu chung của tỉnh đã đề ra cho cả giai đoạn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng với thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả đã được phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của thương mại điện tử nên cơ quan thuế gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý và thu thuế đối với lĩnh vực này, nhất là các hoạt động livestream bán hàng nở rộ trên các sàn thương mại điện tử cũng như các trang mạng xã hội.

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía Bắc phát triển

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía Bắc phát triển

Các tỉnh biên giới phía Bắc hiện có 8 khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn huy động, nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan. Nhờ đó, khu vực cửa khẩu ngày càng trở thành vùng kinh tế động lực, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Điện lực Bắc Hà nỗ lực khắc phục sự cố hệ thống điện trong mùa mưa bão

Điện lực Bắc Hà nỗ lực khắc phục sự cố hệ thống điện trong mùa mưa bão

Thời gian vừa qua, địa bàn do Điện lực Bắc Hà (PC Lào Cai) quản lý trải qua mưa to kéo dài, giông sét và gió mạnh trên diện rộng, gây sạt lở đất và lũ quét. Các hiện tượng thời tiết cực đoan này đã ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống lưới điện, gây khó khăn trong công tác khắc phục sự cố tại các khu vực thuộc huyện Bắc Hà và Si Ma Cai.

Đảm bảo phát triển bền vững Khu Du lịch quốc gia Sa Pa

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Sa Pa: Đảm bảo phát triển bền vững Khu Du lịch quốc gia Sa Pa

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa vừa được HĐND tỉnh thông qua kế thừa những nội dung phù hợp của các quy chế trước đây, bổ sung một số nội dung để phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Sa Pa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị xã Sa Pa theo hướng bền vững.

Cơ hội mở rộng xuất khẩu nông sản

Cơ hội mở rộng xuất khẩu nông sản

Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký 3 nghị định thư trong tháng 8 vừa qua đã mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển

Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển

Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.200 km đường bờ biển, mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế biển và ven biển có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung. Để thúc đẩy kinh tế biển, trong những năm qua, kết quả nghiên cứu từ các Chương trình khoa học, công nghệ biển cấp quốc gia và cấp bộ trong quản lý biển, hải đảo có nhiều đóng góp quan trọng, là nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Triển vọng kinh tế Việt Nam

Triển vọng kinh tế Việt Nam

Với triển vọng kinh tế Việt Nam tốt hơn vào những tháng cuối năm, các tổ chức tài chính quốc tế đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024. Liệu Việt Nam có thể vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình cao, về đích sớm hơn mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra?

Việt Nam - ngôi sao đang lên của châu Á

Việt Nam - ngôi sao đang lên của châu Á

Từ một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á vào năm 2000, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và là trung tâm sản xuất quan trọng của thế giới. Năm 2023, thương mại toàn cầu của Việt Nam đã tăng lên hơn 680 tỷ USD và quy mô nền kinh tế đạt khoảng 450 tỷ USD. 

fbytzltw