Phải bồi thường 60 triệu đồng do sử dụng 20 bài hát khi chưa được cho phép

Được tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, song một doanh nghiệp giải trí vẫn phải bồi thường 60 triệu đồng cho 20 bài hát vì sử dụng khi chưa được sự đồng ý.

Ngày 21/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của Công ty CP truyền thông Vietart (viết tắt là Công ty Vietart) và chấp nhận một phần kháng cáo của doanh nghiệp này.

Đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trình bày tại tòa phúc thẩm.
Đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trình bày tại tòa phúc thẩm.

Theo diễn biến phiên tòa và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, HĐXX xác định ngày 17/1/2019, Công ty Vietart tổ chức chương trình "Đêm Việt Nam 7" với tựa đề "Chuyện của mùa đông" tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).

Chương trình này đã sử dụng 20 tác phẩm âm nhạc của các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả đã ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam quản lý, khai thác và bảo vệ quyền tác giả mà chưa được sự đồng ý, chưa thanh toán tiền phí tác quyền cho trung tâm.

Lý do chưa thanh toán phí tác quyền mà phía Công ty Vietart đưa ra là do trước khi tổ chức, ngày 22/8/2018, doanh nghiệp này đã có công văn gửi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam về chi phí các tác phẩm nhưng không được trung tâm phản hồi.

HĐXX xác định Công ty Vietart đã xâm phạm quyền tác giả đối với 20 bài hát đã sử dụng trong đêm nhạc, từ đó giữ nguyên quan điểm của cấp sơ thẩm, đề nghị Công ty Vietart xin lỗi tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.

Tại bản án sơ thẩm, Công ty Vietart bị buộc bồi thường thiệt hại cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam hơn 205 triệu đồng, tức hơn 10 triệu đồng/bài hát, tính theo quyết định số 14 và biểu mức kèm theo mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam ban hành.

Tòa cấp phúc thẩm xác định Công ty Vietart đã xâm phạm quyền tác giả 20 bài hát, phải có nghĩa vụ bồi thường cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Tuy nhiên, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam dùng quyết định 14 và biểu mẫu để tính toán ra con số bồi thường hơn 205 triệu đồng mà chưa có sự thỏa thuận với tổ chức khai thác, cũng không xác định mức nhuận bút với các tổ chức khai thác bằng hợp đồng theo pháp luật.

Ngoài ra, HĐXX phúc thẩm xác định các văn bản mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam xuất trình không thể hiện căn cứ tính giá. Cạnh đó, dù áp dụng cách tính như quyết định 14 và biểu mức nhưng trung tâm không đưa được các tài liệu, căn cứ. Trong khi đó, Công ty Vietart lại đồng ý thanh toán cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam 3 triệu đồng/bài, dù doanh thu của chương trình chỉ được hơn 200 triệu đồng.

Do vậy, HĐXX chấp nhận ý kiến tự nguyện của Công ty Vietart, tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm, Công ty Vietart phải bồi thường 60 triệu đồng cho 20 tác phẩm âm nhạc đã xâm phạm quyền tác giả.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw