Nowruz - Tết cổ truyền Ba Tư từ 3.000 năm trước

Iran đã tổ chức Nowruz, còn được biết đến là Tết Ba Tư, trong hơn 3.000 năm. Theo kênh Al Jazeera, có hơn 300 triệu người trên khắp thế giới đón Tết Nowruz, từ vùng Balkan cho đến Trung Á, Trung Đông…

Tết Nowruz là gì?

Các em nhỏ tham gia mừng Nowruz tại thủ đô Dushanbe, Tajikistan.

Nowruz trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “ngày mới”, ghi dấu khởi đầu mùa xuân và cũng là ngày đầu tiên trong năm mới tại Iran, nơi lịch dương bắt đầu bằng điểm xuân phân. Tết Nowruz thường diễn ra trong 13 ngày. Đây được coi là thời điểm để nhìn lại năm cũ đã qua và đưa ra các dự định cho tương lai.

Nowruz có nguồn gốc từ Hỏa giáo ở Ba Tư cổ đại, vốn xuất hiện trước cả Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho hay: “Truyền thống của Hỏa giáo là đón vị thần của mùa hè có tên Rapithwina vào buổi trưa của Nowruz”. Theo truyền thuyết, thần Rapithwina bị thần mùa đông đày xuống lòng đất trong những tháng thời tiết lạnh giá.

Năm 2009, UNESCO ghi nhận Nowruz nằm trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đánh giá Nowruz đã quảng bá giá trị của hòa bình và đoàn kết giữa nhiều thế hệ và trong các gia đình, cũng như sự hòa giải và tình láng giềng. Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2010 tuyên bố ngày 21/3 là Ngày Quốc tế Nowruz.

Truyền thống của Tết Nowruz

Người Iran nhảy qua lửa theo phong tục của Tết Nowruz.

Việc tổ chức Nowruz thường khác biệt ở mỗi quốc gia, nhưng có một số truyền thống chung. Phải kể đến việc chuẩn bị lửa và nước mang tính biểu tượng trước Tết Nowruz. Bên cạnh đó là các điệu múa nghi lễ liên quan đến việc nhảy qua lửa và suối. Ở Iran, những điệu nhảy này diễn ra vào thứ tư cuối cùng trước Tết Nowruz, được gọi là Chārshanbeh Sūrī hoặc Chārshanbeh-e Ātash, để xua đuổi điều không may mắn.

Còn có một phong tục khác ở hầu hết các vùng là đến thăm nghĩa trang trước Tết Nowruz. Mọi người sẽ mang theo nến và đồ cúng để tưởng nhớ những người đã khuất. Hai ngọn nến thường được đặt trước cửa nhà vào đêm giao thừa Nowruz ở Kazakhstan. Tại Azerbaijan, người chết được tưởng niệm vào ngày thứ hai của Tết Nowruz, được gọi là “Ngày của những người cha”.

Trước khi bắt đầu lễ Nowruz, người ta thường dọn dẹp nhà cửa. Trong Tết Nowruz, mọi người về đoàn tụ với gia đình và bạn bè. Ngay trước khi năm mới đến, các gia đình quây quần và trao nhau những lời chúc, người lớn nhất phân phát kẹo, còn trẻ nhỏ nhận tiền xu và quà. Nhưng một trong những truyền thống quan trọng nhất là chuẩn bị bàn haft-seen. Bàn haft-seen bao gồm bảy thứ bắt đầu bằng chữ S.

Một bàn haft-seen điển hình.

Công việc chuẩn bị thường bắt đầu bằng việc trải một tấm vải gia đình đặc biệt lên bàn, sau đó bày biện bảy món đồ. Bảy món bao gồm: Sirkeh (giấm) tượng trưng cho tuổi tác và sự kiên nhẫn; Sikkeh (đồng xu) tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng; Seer (tỏi) tượng trưng cho sự khỏe mạnh; Seeb (táo) tượng trưng cho sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên; Sabzeh (mầm lúa mì) tượng trưng cho sự tái sinh, đổi mới và vận may; Samanu (một loại bánh) tượng trưng cho sự giàu sang, sinh sôi và vị ngọt của cuộc sống; Sumac (quả mọng) tượng trưng cho bình minh và chào đón ngày mới.

Ngoài 7 món đồ này, trên bàn haft-seen cũng có thể xuất hiện chiếc gương để phản ánh năm vừa qua đi, những quả trứng tượng trưng cho sinh sản, một con cá vàng tượng trưng cho cuộc sống mới và những ngọn nến đại diện cho ánh sáng và hạnh phúc.

Theo nghiên cứu do Đại học Harvard thực hiện, nhiều món ăn khác nhau được chuẩn bị trong Nowruz, nhưng ash-e Resteh (súp mì) khá phổ biến và được cho là biểu tượng cho các khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống của một người. Người ta thường ăn các món ngọt đặc biệt trong Tết Nowruz như bánh baklava và hạnh nhân bọc đường, được cho là mang lại may mắn. Các món ăn khác có thể kể đến như cá ăn kèm cơm với các loại thảo mộc và gia vị xanh, tượng trưng cho thiên nhiên vào mùa xuân.

Trong Tết Nowruz, mọi người thường tổ chức tiệc tùng, đến thăm họ hàng, bạn bè và trao đổi quà tặng. Nowruz cũng là thời điểm diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống như thơ ca, âm nhạc, lễ hội ngoài trời hoặc biểu diễn đường phố địa phương. Thơ là một nét đặc trưng phổ biến của Nowruz, với những bài thơ “Nowruzi” được viết, xuất bản và đọc trong khoảng thời gian diễn ra tết cổ truyền này. Âm nhạc cũng quan trọng không kém và nhiều quốc gia tổ chức Nowruz đều có những bài hát dân gian truyền thống dành riêng cho dịp này. Một ví dụ là bài hát nổi tiếng của Afghanistan “Molla Mammad Jaan” cũng được hát ở Iran và Tajikistan.

Tại Uzbekistan, ca sĩ thường biểu diễn các bài hát Nowruz. Tương tự, ở Kyrgyzstan có cuộc thi giữa các Akayn (những người kể chuyện kết hợp giữa hát, ứng tác, sáng tác) về Nowruz. Các hoạt động ngoài trời như trò Kopkari (đấu vật và đua ngựa) thường diễn ra trong Nowruz ở Uzbekistan. Tương tự ở Kyrgyzstan, trong Tết Nowruz, các cộng đồng thường cùng nhau đến xem Enish (đấu vật trên lưng ngựa) và Jamby Atuu (bắn súng từ trên lưng ngựa)… Các truyền thống khác của Nowruz có thể kể đến biểu diễn đường phố địa phương, đi bộ trên dây (Band Bāzī) ở Iran và môn thể thao Buz Kashī ở Afghanistan, trong đó những người cưỡi ngựa tranh giànhmột vật tượng trưng cho đầu của một con bê.

Ngày thứ 13 của Nowruz được gọi là Sizdah Bedar, đánh dấu kết thúc của dịp lễ tết này. Bởi số 13 bị coi là không may mắn, các gia đình thường đi cắm trại để thưởng thức tiết trời mùa xuân. Họ thường đem theo sabzeh (mầm lúa mì) lấy từ bàn haft-seen và ném vào nước để mong muốn loại bỏ những điều không may của năm tới và đánh dấu khởi đầu mới của gia đình.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw