Tham luận tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển KTXH năm 2025:

Nói thẳng, đề xuất thực

Tại hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 diễn ra chiều 10/12/2024, lãnh đạo các ngành, đơn vị, địa phương đã sôi nổi tham gia nhiều ý kiến hết sức thẳng thắn, chỉ rõ “điểm nghẽn” cản trở phát triển, đề xuất cần sớm được khơi thông, tạo nguồn lực cho phát triển.

060a1574.jpg
Quang cảnh hội nghị chiều 10/12.

Đề xuất 3 nội dung để tăng thu ngân sách bền vững

Tham gia ý kiến tại hội nghị, ông Ngô Hoài Linh, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn nêu ý kiến về kinh nghiệm trong tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Theo đó, tính đến ngày 10/12, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Văn Bàn đạt 540 tỷ đồng, vượt 76 tỷ đồng so với kế hoạch được giao, tương đương với mức vượt 16%.

060a1536.jpg
Ông Ngô Hoài Linh.

Văn Bàn phấn đấu hết năm 2024, nguồn thu ngân sách trên địa bàn đạt 600 tỷ đồng, vượt kế hoạch 29%.

Ông Ngô Hoài Linh, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn

Từ thực tế năm 2024 và những năm trước đây, Văn Bàn đề xuất giải pháp trong năm 2025 là: tỉnh tiếp tục quan tâm tháo gỡ vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách để huyện thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm tạo thêm giá trị gia tăng. Trong đó, ưu tiên khôi phục, lựa chọn doanh nghiệp cấp phép khai thác trở lại các mỏ khoáng sản trên địa bàn. Đề nghị tỉnh quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch và đầu tư công trình có tác động lan tỏa như các khu đô thị, khu công nghiệp.

Để tạo bước đột phá thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, người đứng đầu UBND huyện Văn Bàn đề nghị tỉnh ủng hộ huyện đầu tư nâng cấp, xây dựng di tích đền Cô, xã Tân An bằng nguồn lực của địa phương. Trong khi đó, tỉnh quan tâm ưu tiên nguồn lực để huyện triển khai các dự án, công trình phụ trợ tại khu vực di tích để khai thác lợi thế, tiềm năng phát triển thương mại, du lịch, tạo nguồn thu ngân sách bền vững.

Có chế tài nghiêm khắc với người đứng đầu địa phương để chậm tiến độ giải phóng mặt bằng

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cho hay, để hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển lĩnh vực giao thông - vận tải, các cấp, ngành có liên quan của tỉnh cần phát huy tốt nội lực, nhất là sự chủ động phối hợp giải quyết các vướng mắc, tháo gỡ điểm nghẽn.

060a1555.jpg
Ông Nguyễn Quốc Huy.

Trong đó có việc phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và đơn vị liên quan để hoàn thành các thủ tục khởi công cầu qua biên giới tại khu vực xã Bản Vược, huyện Bát Xát trong quý I năm 2025; khởi công dự án Cảng hàng không Sa Pa trong quý III năm 2025 và dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh cũng đề nghị các ngành, địa phương chú trọng, tập trung giải quyết vướng mắc về mặt bằng, tạo điều kiện cho chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án và giải ngân vốn đầu tư công các công trình giao thông.

Cần có chế tài xử lý rõ ràng, quy trách nhiệm người đứng đầu địa phương do lỗi chủ quan dẫn đến chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là dự án quan trọng, trọng điểm.

Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải.

Sở Giao thông - Vận tải cũng đề nghị các huyện, thành phố, thị xã đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính; hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp và người dân thực hiện các thủ tục với tinh thần gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo quy định, chính sách. Các cấp, ngành cần khai thác hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược, chú trọng thu hút nguồn lực từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông kết nối, hệ thống cảng cạn, bến xe, bãi hàng hóa.

Chặt một cành cây mà phải xin ý kiến rất nhiều ngành, chờ đợi nhiều tháng

Dẫn chứng về quy định nhiêu khê, thủ tục rườm rà, ảnh hưởng đến sự phát triển, ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai lấy ví dụ: Chặt tỉa một cành cây trên phố mà phải xin ý kiến của nhiều cơ quan, đơn vị, chờ đợi trong nhiều tháng mới có thể thực hiện.

Thậm chí vì quy định không chặt tỉa quá 30% mỗi lần mà có khi phải chờ tới 3 năm mới được tỉa cành.

Ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai.

Về vấn đề nội tại của thành phố, ông Hoàng Đăng Khoa tự thừa nhận: Địa phương chưa huy động nhiều nhà đầu tư tiềm năng, gắn bó lâu dài, một số nhà đầu tư bỏ dở, thông báo rút khỏi thị trường; tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện đầu tư một số dự án còn chậm; còn nhiều hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính quá hạn, nhất là hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai; một bộ phận cán bộ, công chức có biểu hiện né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, hoặc chưa nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ; phát sinh nhiều đơn, thư khiếu nại, tập trung vào lĩnh vực đất đai...

060a1506.jpg
Ông Hoàng Đăng Khoa.

Từ những thực tế đó, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai khẳng định, thành phố sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” phát triển trong năm tới. Đồng thời đề nghị các sở, ngành tiếp tục phối hợp tốt hơn để thành phố Lào Cai hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, thành phố đề nghị các ngành, đơn vị liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ cần nêu cao trách nhiệm, minh bạch, đẩy nhanh quy trình giúp các nhà đầu tư thuận lợi đầu tư vào thành phố Lào Cai.

060a1525.jpg
Các đại biểu dự phiên thảo luận.

Thành phố Lào Cai cũng đề nghị có biện pháp xử lý những cá nhân, đơn vị còn có tư tưởng đùn đẩy, né tránh, vì chủ quan, năng lực mà để xảy ra ách tắc, chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc chung, việc lớn.

Chia sẻ việc lựa chọn chủ đề

Tham luận tại hội nghị, ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa chia sẻ việc lựa chọn và triển khai thực hiện chủ đề của địa phương, đó là: “Một nhiệm vụ trọng tâm, hai lĩnh vực đột phá, ba địa bàn trọng điểm, bốn giải pháp thực hiện.

Năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm được thị xã Sa Pa xác định là phát triển du lịch xứng đáng là động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hai lĩnh vực đột phá là huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng theo quy hoạch chung; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa.

060a1517.jpg
Ông Tô Ngọc Liễn

Với các địa bàn trọng điểm, thị xã Sa Pa xác định có xã Trung Chải, xã Ngũ Chỉ Sơn và phường Sa Pả. Trong đó, xã Trung Chải được xác định phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; thực hiện quản lý tốt về đất đai.

Với xã Ngũ Chỉ Sơn là việc nghiên cứu hình thành tuyến du lịch, trải nghiệm leo núi và phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, như phát triển thổ cẩm với du lịch trải nghiệm, mô hình du lịch sản xuất nông nghiệp sinh thái.

Nội dung trọng điểm tại phường Sa Pả là siết chặt quản lý đất đai, hoàn thiện quy hoạch chi tiết và tạo sinh kế cho người dân.

Với 4 giải pháp thực hiện, thị xã Sa Pa lựa chọn hàng đầu là phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ; tiếp đó là quy hoạch đô thị, quản lý tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và giải pháp sau cùng là tài chính - ngân sách và phát triển nông nghiệp - nông thôn...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục khẳng định rõ vai trò cực tăng trưởng vùng (*)

Tiếp tục khẳng định rõ vai trò cực tăng trưởng vùng (*)

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục nhấn mạnh vai trò cực tăng trưởng của tỉnh Lào Cai trong vị trí địa chính trị vùng...

[Ảnh] Bộ đội biên phòng Mường Khương - "lũy thép" nơi biên cương

[Ảnh] Bộ đội biên phòng Mường Khương - "lũy thép" nơi biên cương

Những năm qua lực lượng biên phòng trên tuyến biên giới Mường Khương đã mưu trí, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thách thức và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhân dân, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng là "lũy thép" nơi biên cương.

Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc họp phiên thứ 16

Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc họp phiên thứ 16

Chiều 10/12, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và đồng chí Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Như tin Báo Lào Cai đã đưa, chiều 10/12, sau khai mạc, Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tiếp tục với phiên thảo luận của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh về các giải pháp phát triển, đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

Bộ Nội vụ định hướng phương án sắp xếp nhân sự khi tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ định hướng phương án sắp xếp nhân sự khi tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp CBCCVC và người làm việc theo chế độ HĐLĐ khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.

Ninh Bình thành lập thành phố Hoa Lư

Ninh Bình thành lập thành phố Hoa Lư

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 40, ngày 10-12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Ninh Bình.

Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả 15 năm triển khai Chương trình hành động 399/CTr-TLĐ ngày 7/3/2008 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 - phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024 để xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền.

Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Một ngày trước buổi lễ trọng thể thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận được thư của Bác Hồ, đó chính là Chỉ thị về việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Với văn phong ngắn gọn, giản dị nhưng hàm chứa đầy đủ nội dung của một Cương lĩnh quân sự lịch sử, Chỉ thị có tính định hướng cho sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2024)

Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2024)

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, các đơn vị Quân đội đứng chân trên các vùng mới được giải phóng đã phối hợp với Ủy ban quân quản các cấp, khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng cơ sở, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương; tổ chức cải tạo binh lính cảnh sát của bộ máy chính quyền cũ, trấn áp các phần tử và tổ chức phản động…

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc "về đích" các chỉ tiêu phát triển đề ra cho năm 2024. Các giải pháp điều hành đều nhất quán tập trung cho mục tiêu giữ đà phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

fb yt zl tw