Nỗi niềm chứng chỉ và câu trả lời của 2 Bộ trưởng Nội vụ

Thông thư 02 của Bộ Nội vụ chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng và thi nâng ngạch đối với công chức hành chính, văn thư như cởi bỏ gánh nặng "ngàn cân" với hàng trăm ngàn công chức.

Gánh nặng chứng chỉ đã từng được nhiều ĐBQH ví như “giấy phép con”, “hành trình khốn khổ, tốn kém”, “chạy” chứng chỉ để qua các cửa ải. 

Chứng chỉ vào nghị trường

Nhiều ĐBQH đặt hàng loạt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Nội vụ tại nhiều kỳ họp của Quốc hội khóa XIV. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khi ấy đã đưa ra lời cam kết sẽ cắt giảm các loại chứng chỉ không cần thiết để giảm gánh nặng với công chức, viên chức.

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV vào tháng 11/2019, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) nêu thực tế, yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức. Bởi nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ “thủ tục” nên đã đăng ký lớp học ngoại ngữ, tin học với thời gian học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ không thực chất.

Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi lấy chứng chỉ không sử dụng đến. Vì vậy, mục đích có chứng chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch còn mang tính hình thức và gây tốn kém cho đội ngũ công chức, viên chức.

Từ đó, đại biểu đặt vấn đề xem xét bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi thi xét nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) cũng nêu tâm tư của nhiều cử tri về sự mệt mỏi của việc làm sao để hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ mà cử tri cho rằng không khác gì những “giấy phép con”.

Nỗi niềm chứng chỉ và câu trả lời của 2 Bộ trưởng Nội vụ
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Trả lời chất vấn khi ấy, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhìn nhận: “Tôi thấy rất phiền hà về văn bằng chứng chỉ. Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!”.

Ông Tân cho biết, quy định về tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ này có từ năm 1993 và cho rằng: “Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà”.

Bộ trưởng Nội vụ đã cam kết sẽ sửa quy định về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi để không còn là gánh nặng với công chức, viên chức.

Sau khi nghe Bộ trưởng trả lời, đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) chia sẻ, lời khẳng định của Bộ trưởng có lẽ sẽ giúp gần 100% cán bộ, công chức rất vui mừng, vì tới đây sẽ bớt được hành trình khốn khổ, tốn kém để “chạy” chứng chỉ để qua các cửa ải.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu rõ hơn các giải pháp tổ chức thực hiện để cán bộ, công chức “vừa tránh vỏ dưa, vừa tránh được vỏ dừa”.

Đại biểu Đinh Duy Vượt đưa ra ví dụ cụ thể về việc phát thanh viên người dân tộc phát thanh tiếng dân tộc không có bằng ngoại ngữ thì buộc phải lấy bằng tiếng dân tộc; giáo viên các cấp vùng sâu, vùng xa cũng như thế, nếu không sẽ bị loại ngay từ vòng đầu.

Đại biểu đề nghị, văn bằng, chứng chỉ nên quy định vị trí việc làm cụ thể, chức danh cụ thể không thể buộc cán bộ công chức nào cũng phải có tất cả các loại văn bằng, chứng chỉ. Ý kiến này đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tiếp thu sau đó.

Một năm sau, đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV vào tháng 11/2020, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (TP.Hà Nội) nhắc lại lời hứa của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về việc sẽ sớm bỏ những chứng chỉ như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, loại bỏ tình trạng thi nhau đi học các chứng chỉ để hoàn thành các tiêu chuẩn thăng hạng, nâng ngạch.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, trong quá trình tổ chức triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chức và Viên chức, các nghị định của Chính phủ xem xét giảm bớt các thủ tục, trong đó không cần phải yêu cầu có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa.

Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó cho hàng triệu giáo viên

Trong khi câu chuyện chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức, viên chức mới được cam kết cắt giảm thì vào đầu tháng 2/2021 hàng triệu viên chức ngành giáo dục chới với khi Bộ GD-ĐT ra chùm thông tư về bổ nhiệm và xếp hạng giáo viên.

Những quy định này đã dẫn đến làn sóng ồ ạt “đi học, đi thi chứng chỉ” diễn ra trên khắp cả nước.

"Chẳng biết cần hay chưa nhưng mọi người đi học thì mình cũng phải đi cho an tâm, không đến lúc cần lại không có”, một giáo viên ở Quảng Trị chia sẻ với VietNamNet.

Nỗi niềm chứng chỉ và câu trả lời của 2 Bộ trưởng Nội vụ
Gánh nặng chứng chỉ đã từng được nhiều ĐBQH ví như “hành trình khốn khổ, tốn kém”.

Cũng tâm lý này, hàng trăm giáo viên mầm non mạo hiểm đến trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên để học bồi dưỡng hồi tháng 5 vừa qua dù tỉnh đang có dịch Covid-19.

Độc giả VietNamNet kể, nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm có chức năng đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hoặc các trung tâm liên kết với những trường này đã gửi thông báo chiêu sinh đến các địa phương, các trường.

Tùy từng nơi mà chi phí cho một khóa bồi dưỡng và thi chứng chỉ vào khoảng 2-3,5 triệu đồng. Thậm chí, có người cho rằng, đó là "giá cứng", còn trọn gói phải lên tới 5 triệu đồng.

Một lần nữa câu chuyện chứng chỉ bồi dưỡng lại được đặt ra với các nhà hoạch định chính sách.

Trước sự phản ánh của báo chí, ngày 19/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó đã yêu cầu các bộ ngành liên quan chỉ rõ những loại chứng chỉ nào là điều kiện để được bổ nhiệm thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ nào là bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý viên chức.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định khác có liên quan; Bộ GD-ĐT báo cáo cụ thể về nội dung tương tự nêu trên đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ sở công lập các cấp.

Chứng chỉ không còn để "làm đẹp hồ sơ"

Đầu tháng 6 vừa qua, hàng triệu công chức, viên chức thật sự vui mừng khi hay tin Bộ Nội vụ đề xuất với Thủ tướng cắt giảm hàng trăm chứng chỉ bồi dưỡng.

Bộ Nội vụ đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Nỗi niềm chứng chỉ và câu trả lời của 2 Bộ trưởng Nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã tiếp nối và quyết tâm thực hiện lời cam kết của người tiền nhiệm.

Cụ thể là bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.

Đáng chú ý, Bộ Nội vụ đề xuất cắt giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Các đề nghị này sau đó đã được Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý cắt giảm những chứng chỉ bồi dưỡng mang tính hình thức, không phù hợp, trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Ngày 11/6, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02 quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Thông tư này chính thức trút được gánh nặng cho hàng trăm ngàn công chức hành chính, văn thư khi được loại bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng và thi nâng ngạch.

Phó Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) Nguyễn Tư Long cho biết, quy định này không chỉ giảm gánh nặng chứng chỉ với công chức hành chính mà còn giảm nhiều hệ quả của việc yêu cầu những chứng chỉ không cần thiết như tình trạng mua bán chứng chỉ, trong đó có cả chứng chỉ giả…

Ngoài ra, hiện có khoảng 200.000 công chức hành chính cả nước phải hoàn thiện văn bằng chứng chỉ với mức giá đi học khoảng 2,5-3 triệu đồng mỗi chứng chỉ thì việc cắt giảm sẽ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng chi phí xã hội…

Như vậy, những lời cam kết của Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trước Quốc hội, đã được người kế nhiệm mình là Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tiếp nối và quyết tâm thực hiện. Bước đầu, nhiều bộ ngành cũng đã ban hành các quy định bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức thuộc ngành mình.

Hiện vẫn còn nhiều chứng chỉ bồi dưỡng không cần thiết liên quan đến hàng triệu công chức, viên chức đang được Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ ngành để cắt giảm trong thời gian tới.

Hy vọng, với quyết tâm này, việc học và cấp các chứng chỉ trong thời gian tới không còn là một loại “giấy phép con” chỉ để “làm đẹp hồ sơ” công  chức, viên  chức như vừa qua mà phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi công chức, viên chức để đáp ứng các yêu cầu trong công việc.

“Phải khẳng định là việc cắt giảm một số loại chứng chỉ không đồng nghĩa với việc giảm yêu cầu về nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ mà đặt ra yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức phải thực chất hơn, phục vụ trực tiếp công việc, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

fb yt zl tw