“Nín thở” qua đò Việt Tiến

LCĐT - Khi người lái đò đang dò dẫm tìm luồng lạch qua khúc sông cạn thì dòng nước ồ ạt đổ về khiến con đò trôi xuôi cả chục mét, những người trên thuyền được một phen hú vía. Ngày nào cũng có chuyến đò sang sông gặp phải cơn lũ bất thường như thế khiến việc đi đò là nỗi ám ảnh với người dân xã Việt Tiến (huyện Bảo Yên).

Thấy chúng tôi ngạc nhiên khi con thuyền lớn bỗng dưng mắc cạn giữa cồn cát, ông Đỗ Văn Tiến, quản lý bến đò Việt Tiến cho biết: Khi đang chở khách sang sông thì thủy điện ngăn nước lại nên mới thành ra như thế.

“Nín thở” qua đò Việt Tiến ảnh 1
Khúc sông cạn khi bình thường có thể lội qua.

Quả thật, bao nhiêu năm nay, có vào mùa khô kiệt nhất thì sông Chảy cũng chưa bao giờ khô cạn như thời điểm này. Bờ sông phía tả ngạn (thuộc xã Việt Tiến) cát, sỏi bồi lắng đến độ xe máy có thể đi đến giữa lòng sông. Chuyến đò ngang chở khách phải đi theo quỹ đạo lạ thường, khi phải xuôi về hạ lưu vài chục mét lách vào một luồng nước rồi đi ngược lên với quãng đường sang sông dài gấp đôi. Chỉ tay về chiếc máy xúc trên bờ sông, ông Tiến bảo, con máy này phải luôn trực chờ để sẵn sàng xuống khơi lại luồng lạch khi cát, sỏi đổ về bồi lắng.

Từ ngày cầu treo Việt Tiến nối 2 bờ sông Chảy bị sập do thiên tai, việc đi lại của người dân Việt Tiến và khu vực lân cận gần như phụ thuộc hoàn toàn vào những chuyến đò ngang. Khúc sông trước đây có cây cầu treo bắc qua được sử dụng để lập một bến đò. Mỗi ngày cả trăm lượt người qua lại, những bất tiện và tốn kém do phải trả thêm tiền phí sang sông được người dân tạm thời chấp nhận bởi phía xa xa, cây cầu bê tông đang hiện hữu. Nhưng hiểm nguy rình rập từ phía thượng nguồn bỗng dưng xuất hiện sau khi một thủy điện gần đó đi vào hoạt động khiến người dân mỗi lần qua sông luôn có tâm trạng bất an.

Ông Đỗ Văn Tiến, quản lý bến đò cho biết, sau khi hàng loạt thủy điện ở phía thượng nguồn được xây dựng, đặc biệt là thủy điện Phúc Long cách bến đò khoảng 5 km đi vào vận hành, dòng sông Chảy trở nên khó lường hơn. Bình thường nước cạn có thể lội qua được nhưng khi thủy điện mở cửa xả thì chẳng khác nào một trận lũ. Điều đáng nói là giờ thủy điện phát điện, xả nước không cố định khiến hoạt động của bến đò luôn trong thế bị động. Bến luôn phải duy trì 2 thuyền, 1 thuyền lớn chở khách lúc nước to và 1 thuyền nhỏ chở khách khi nước cạn. Một chuyến đò lớn đang sang sông có thể mắc cạn giữa dòng nếu thủy điện ngừng xả nước. Ngược lại, một chuyến đò nhỏ có thể bị nước lũ thổi bay nếu sang sông đúng lúc thủy điện mở 2 cửa xả.

Thủy điện xả nước không theo giờ cố định và bến đò cũng không được báo trước nên những người lái đò chỉ có thể tự quan sát dòng nước đổ về từ xa để tạm ngừng sang đò thời điểm đó, chờ con nước ổn định. Thông thường, 1 ngày có 2 thời điểm thủy điện thường mở xả nước là khoảng 14 giờ và 17 giờ, nhưng nhiều hôm không theo quy luật này. Chở khách gần 1 năm nay qua sông, ông Lã Văn Cầu tự đúc rút cho mình kinh nghiệm khi nào thấy dòng sông nhiều bọt từ thượng nguồn đổ về, ấy là lúc thủy điện vừa mở cửa xả, khi đó bến sẽ tạm dừng hoạt động chờ con nước ổn định sẽ dùng thuyền lớn chở khách.

Ông Lã Văn Cầu cho biết: Nếu thủy điện mở 1 cửa xả thì con nước lên từ từ, còn nếu mở 2 cửa xả cùng lúc thì ào ạt chẳng khác gì một trận lũ. Có hôm, nhiều người chờ đò ở bãi cát phải nháo nhác chạy khi nước đổ về. Lo nhất là những lúc thủy điện xả nước vào buổi tối, không kịp quan sát.

Trước phản ánh của người dân, UBND huyện Bảo Yên đã yêu cầu Nhà máy thủy điện Phúc Long phối hợp với chính quyền địa phương thông báo thời gian xả nước để người dân khu vực hạ lưu nắm được. Đại diện Nhà máy thủy điện Phúc Long cho biết, thực tế khi mở cửa xả, đơn vị đã hú còi báo động theo quy định nên người dân ở khu vực hạ lưu gần với nhà máy đều biết, còn những khu vực xa không nghe thấy tiếng còi báo động thì đương nhiên mức độ ảnh hưởng cũng không lớn.

Kinh nghiệm sông nước của những người lái đò khiến những người qua sông cảm thấy yên tâm phần nào nhưng hiểm nguy vẫn luôn rình rập. Đành rằng việc chạy máy phát điện và xả nước của thủy điện là theo quy trình đã được ngành chức năng phê duyệt, tuy nhiên nếu có thêm cảnh báo trực tiếp cho bến đò ở khu vực hạ lưu trong trường hợp này có lẽ cũng không quá khó khăn, có chăng cũng chỉ thêm một cuộc điện thoại của đơn vị vận hành thủy điện đến chính quyền địa phương hoặc quản lý bến đò. Đừng để khi tai nạn xảy ra mới bàn đến giải pháp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Quan tâm đầu tư hạ tầng an toàn giao thông

Bảo Thắng: Quan tâm đầu tư hạ tầng an toàn giao thông

Ngã ba giao cắt giữa phố 19/5 với Quốc lộ 4E thuộc địa phận tổ dân phố Phú Thành 1, thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng) trước đây thường xảy ra va chạm, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, từ khi triển khai lắp đặt hệ thống gồ, sơn gờ giảm tốc, các phương tiện di chuyển qua khu vực này buộc phải đi chậm, va chạm và tai nạn giao thông vì thế cũng giảm đáng kể.

Thực hiện nghiêm Nghị định 168, người dân an tâm khi tham gia giao thông

Thực hiện nghiêm Nghị định 168, người dân an tâm khi tham gia giao thông

Thông tin về kết quả 2, 5 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ngày 14/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, so cùng kỳ, số vụ xử lý và số vụ tai nạn giao thông đều giảm sâu so cùng kỳ. Điều đó cho thấy người dân đã tự giác chấp hành, an tâm hơn khi ra đường tham gia giao thông.

Xe điện du lịch chỉ hoạt động trên các tuyến có tốc độ khai thác tối đa 30km/h, tác động tới du lịch Sa Pa ra sao?

Xe điện du lịch chỉ hoạt động trên các tuyến có tốc độ khai thác tối đa 30km/h, tác động tới du lịch Sa Pa ra sao?

Từ ngày 15/2/2025, theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, chỉ tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h áp dụng cho tất cả các phương tiện tham gia giao thông. Như vậy, các loại xe 4 bánh gắn động cơ năng lượng điện hoặc động cơ xăng (gọi tắt là xe điện du lịch) đang hoạt động tại Lào Cai mà nhiều nhất tại thị xã Sa Pa thuộc đối tượng áp dụng.

Sau 2 tháng thực hiện Nghị định 168, ý thức nâng lên vi phạm giảm xuống

Sau 2 tháng thực hiện Nghị định 168, ý thức nâng lên vi phạm giảm xuống

Theo đánh giá của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an: Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đã được nâng cao, kết quả xử lý vi phạm, tai nạn giao thông giảm. Điển hình số trường hợp vi phạm về nồng độ cồn giảm gần một nửa, số vụ tai nạn giao thông giảm 1/3 so với cùng kỳ 2024…

Hai tháng đầu năm, vi phạm về nồng độ cồn giảm gần một nửa so với cùng kỳ

Hai tháng đầu năm, vi phạm về nồng độ cồn giảm gần một nửa so với cùng kỳ

Thông tin về kết quả 2 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1/1 - 28/2), tối 28/2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người tham gia giao thông đã được nâng cao, kết quả xử lý vi phạm, tai nạn giao thông giảm.

Nhiều người dân lo lắng về "phạt nguội"

Nhiều người dân lo lắng về "phạt nguội"

Vi phạm khi tham gia giao thông, nhưng trong nhiều tình huống tình cờ khiến người vi phạm cũng không biết. Vậy làm thế nào để biết phương tiện có trong danh sách “phạt nguội” khi không nhận được giấy thông báo? Hiện nay, không ít người dân đang lo lắng về việc này.

fb yt zl tw