Những triệu phú nhà nông trẻ tuổi

Năm 2012, Lào Cai có 5 đoàn viên, thanh niên vinh dự được trao tặng Giải thưởng Lương Định Của, đó đều là những triệu phú có tuổi đời rất trẻ. Họ đã chọn cho mình hướng đi phù hợp bằng chính niềm đam mê, nhiệt huyết và ý chí dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Xưởng sản xuất gạch của đoàn viên Châu Văn Chung cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Xưởng sản xuất gạch của đoàn viên Châu Văn Chung cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

“Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”

Sinh ra trong gia đình thuần nông ở vùng quê nghèo Cốc Hạ, xã Bản Xen (Mường Khương), đoàn viên Lý Văn Dầu đành bỏ dở việc học tập vào năm 1998, ở nhà lao động phụ giúp gia đình lo cho các em ăn học. Cuộc sống vốn đã khó khăn, lại càng thiếu thốn khi Lý Văn Dầu lập gia đình và được bố mẹ cho ở riêng. Chỉ tay vào khoảnh đồi trước nhà, anh Dầu nói: Ngày ấy, khó khăn chồng chất, ngoài 3 ha đất mà bố mẹ cho, 2 vợ chồng không có gì trong tay. Cái khó không dừng lại ở việc thiếu vốn sản xuất, anh còn thiếu cả kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp, phương tiện lao động. Vậy nên, dù có cố gắng, 2 vợ chồng anh Dầu cũng chỉ đủ ăn.

Đang lấn bấn chưa tìm được lối ra thì đúng lúc đó, Dầu được xã tạo điều kiện cho vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Anh kể: Có tiền trong tay, mừng thì mừng thật, nhưng cũng thêm lo lắng, bởi chưa biết sử dụng đồng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Vậy là một lần nữa, chàng thanh niên dân tộc Giáy lại phân vân, suy đi, tính lại phương thức làm ăn. Bản tính con nhà nông, anh bắt đầu ngay với việc chăn nuôi. Do đồng vốn có hạn, bước đầu anh chỉ nuôi với số lượng ít. Những năm đầu thử nghiệm, chưa có kinh nghiệm thực tế, nên hiệu quả từ chăn nuôi không cao, anh không nản chí mà kiên trì theo các lớp tập huấn sản xuất, học từ các hộ chăn nuôi ở địa phương, dần dần các lứa lợn, lứa trâu cũng cho thêm những khoản thu nhập để trang trải cuộc sống.

Cuộc sống ổn định, cái nghèo đã tạm lui, nhưng làm giàu thì vẫn trong mơ ước của anh Dầu. Sẵn có trong tay đất sản xuất, anh mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc trồng cây ngô lai, diện tích đất bạc màu còn lại anh chuyển sang trồng chè theo dự án. Đất không phụ công người, hiện người thanh niên sinh năm 1980 đã có 1 ha chè với thu nhập bình quân 20 triệu đồng/năm, 2 ha ngô lai cho thu nhập khoảng 45 triệu đồng/năm. Giờ đây, đoàn viên Lý Văn Dầu đã phần nào thực hiện được ước mơ của mình, nhưng chắc chắn anh sẽ không dừng lại, bởi vẫn còn đó bao dự định về mở rộng chăn nuôi, sản xuất. Sức người bền bỉ đã khiến vùng đất khô cằn sinh trái ngọt. Vượt khó làm giàu cho bản thân, gia đình và giúp cho cả cộng đồng là điều mà Lý Văn Dầu luôn trăn trở và quyết tâm thực hiện.

Ông chủ xưởng gạch 9X

24 tuổi đời, đoàn viên Châu Văn Chung (Quang Kim, Bát Xát) đã là chủ một xưởng sản xuất gạch bê tông với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Do gia đình đông anh em, nên Chung đành “lỗi hẹn” với con đường đại học khi đang theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh được 2 tháng. Anh trở về quê hương, sản xuất cùng gia đình và tham gia công tác Đoàn. Quãng thời gian ở nhà, anh luôn trăn trở tìm cách làm giàu ngay trên mảnh đất nơi mình sinh ra.

Với bao lần suy tính và thử nghiệm các cách làm, anh đều thất bại, hoặc hiệu quả không như mong muốn. Trước đây, trong xã có nghề làm gạch nung truyền thống, do ô nhiễm môi trường nên không được khuyến khích, Châu Văn Chung đã kịp thời nắm bắt và đề xuất với gia đình ý tưởng xây dựng xưởng sản xuất gạch bê tông phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng. Ngay lần đầu bàn cùng gia đình, Chung phải chịu nhiều sự nghi ngờ về khả năng thành công hơn là ủng hộ. Không nản, anh vừa thuyết phục gia đình bằng các dự định cụ thể, vừa dành thời gian đi nhiều tỉnh, thành phố để học nghề, tham quan các mô hình sản xuất. Ròng rã gần một năm trời để học hỏi kinh nghiệm và kiên trì thuyết phục, năm 2011, xưởng sản xuất gạch bê tông do anh làm chủ đã ra đời từ sự hỗ trợ của gia đình và số tiền 100 triệu đồng vay ngân hàng. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, thời gian đầu, sản phẩm do cơ sở làm ra không nhận được sự tin dùng của người dân, sản xuất thua lỗ, Châu Văn Chung một lần nữa đối mặt với khó khăn. “Bao tâm huyết, công sức và toàn bộ tiền đã bỏ vào xưởng, nên không thể thất bại” - anh tâm sự. Với ý nghĩ đó, Chung vẫn duy trì hoạt động của xưởng, trưng cầu ý kiến của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm, khắc phục những nhược điểm của sản phẩm. Đến nay, gạch bê tông của cơ sở đã có chỗ đứng trên thị trường địa phương với công suất 3.000 viên/ngày. Hiện, cơ sở sản xuất của anh tạo việc làm thường xuyên cho 7 - 10 lao động, có mức thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng. Khi sản xuất gạch đã dần đi vào ổn định, với sự nhanh nhạy, anh Chung còn kinh doanh thêm một số mặt hàng vật liệu xây dựng để tăng doanh thu. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, mỗi năm, trừ chi phí, anh Chung thu khoảng 200 - 300 triệu đồng.

Những thanh niên có tuổi đời rất trẻ nhưng mang trong mình khát vọng làm giàu chính đáng, họ đã nỗ lực bằng chính tri thức và sự lao động nghiêm túc của bản thân để trở thành triệu phú. Những gian nan trên bước đường lập nghiệp khiến họ càng “vững tay chèo” để tiếp tục phấn đấu thực hiện ước mơ. Họ bước tới thành công từ nhiều cách làm khác nhau, nhưng chung nhau ở ý chí, quyết tâm, sự ham học hỏi của tuổi trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đêm có mưa rào nhẹ, ngày trời nắng

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (17/9): Đêm có mưa rào nhẹ, ngày trời nắng

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ có xu hướng dịch dần xuống phía Nam, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh ít mây, không mưa, trưa - chiều giảm mây, trời nắng, gió nhẹ. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

Vụ sạt lở đất tại xã A Lù qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2

Về vùng lũ A Lù Vụ sạt lở đất tại xã A Lù qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2

Sau một tuần bị cô lập, chia cắt, đến ngày 15/9/2024, đường từ trung tâm huyện Bát Xát lên thôn Phìn Chải 2, xã A Lù mới thông xe. Đến thời điểm này, 7 nạn nhân bị mất tích trong vụ sạt lở đất rạng sáng ngày 9/9 đã được tìm thấy, nhưng câu chuyện về vụ thiên tai qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2 vẫn vô cùng ám ảnh.

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98,9% trở lên; duy trì 100% học sinh mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 73%; duy trì 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 4,8% trở lên.

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, các khu vực trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng thiệt hại cả về người, tài sản, công trình công cộng, trong đó có công trình hạ tầng viễn thông (cột, nhà trạm, tuyến truyền dẫn) trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Làng Nủ - ký ức kinh hoàng và nỗ lực hồi sinh

Làng Nủ - ký ức kinh hoàng và nỗ lực hồi sinh

Với sự vào cuộc kịp thời của các các cấp chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng, công tác tìm kiếm nạn nhân và khắc phục hậu quả của trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) tiếp tục được triển khai, chạy đua theo thời gian. 

Xuất hiện vết nứt sâu, dài, Nậm Đét di dời 86 hộ về nơi ở an toàn

Xuất hiện vết nứt sâu, dài, Nậm Đét di dời 86 hộ về nơi ở an toàn

Ông Nguyễn Tư Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Đét (Bắc Hà) cho biết: Do ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, tại thôn Nậm Đét (Bắc Hà) xuất hiện vết nứt gãy dài, sâu, nguy cơ sạt lở cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân, nên xã vận động 86 hộ, khoảng 390 khẩu di dời về nơi ở an toàn.

fbytzltw