Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Những tên thôn truyền cảm hứng

Những tên thôn truyền cảm hứng

Ở huyện nông thôn mới Bảo Thắng có những thôn nghe tên đã thấy truyền cảm hứng về một vùng quê, mà ở đó người dân giàu tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó vươn lên.

2.jpg

Đưa chúng tôi dạo một vòng thôn, ông Phạm Văn Xuân, Trưởng thôn Quyết Tâm, xã Thái Niên tự hào khi những căn nhà mới mọc lên nhiều, đời sống của bà con được nâng lên, trong thôn hiện không còn hộ nghèo. Ông Xuân bảo, những đổi thay ấy không phải diễn ra trong một sớm một chiều, mà là sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó của bà con qua nhiều thế hệ.

4.jpg

Gia đình ông Đỗ Viết Hậu là một trong những hộ nông dân tiêu biểu với ý chí, nỗ lực ấy. Nổi tiếng với mô hình trồng hoa, quanh năm vườn nhà ông Hậu đủ sắc hồng, vàng, trắng của hoa hồng, hoa cúc. Mỗi tháng, từ trồng hoa, gia đình ông Hậu có thu nhập trung bình từ 5 - 7 triệu đồng. Chỉ tay về phía vườn trồng hoa của gia đình, ông Hậu kể: Đám ruộng này trước đây cấy lúa cũng đủ ăn, nhưng nếu không mạnh dạn chuyển đổi mô hình mới thì khó mà nâng cao thu nhập. Vì vậy, tôi đã mày mò, học hỏi kỹ thuật đưa các giống hoa vào trồng thử nghiệm.

Sau nhiều thất bại, cuối cùng ông Hậu cũng làm chủ được kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng bệnh hoa. Ông không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong thôn cùng làm theo.

5.jpg

Thôn Quyết Tâm được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước khi những người con từ miền quê Hải Phòng theo tiếng gọi của Đảng lên xây dựng kinh tế mới.

Ông Xuân cho biết: Nghe người cao tuổi trong thôn kể lại, ngày ấy, ngoài những người gốc Hải Phòng, nơi đây còn có một số người dân gốc Ba Vì (Hà Nội) và bà con dân tộc Dao đã định cư lâu đời. Ngày đó, thôn vẫn lấy tên gọi cũ là thôn Mi.

Những năm kháng chiến chống Mỹ, thôn Mi thành lập hợp tác xã với 3 tổ gồm tổ trồng lúa, tổ trồng rau màu, tổ trồng rừng. Xã viên cùng nhau thi đua góp công, góp của để kháng chiến thắng lợi. Đầu những năm 90, hợp tác xã giải thể, 2 thôn mới được thành lập là thôn Mi và Khe Mi. Đến năm 1994, thôn Mi đổi tên thành Quyết Tâm và giữ tên gọi đó cho đến nay.

6.jpg

Ngày chưa có tuyến đường Phố Mới - Bảo Hà đi qua, thôn Quyết Tâm như một ốc đảo. Người dân muốn ra thị trấn Phố Lu hoặc lên thành phố Lào Cai phải men theo đường tàu cả chục cây số mới ra được đường chính. Từ khi tuyến đường mới hoàn thành, giao thương thuận lợi, bà con thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng rau, hoa màu.

Đến nay, cả thôn có hơn 10 ha hoa các loại, đặc biệt là hoa lay ơn chất lượng cao chuyên cung cấp vào dịp tết Nguyên đán. Ngoài ra còn có 17 ha đất chuyên canh rau; 3,5 ha cây ăn quả; 900 ha rừng trồng... Ông Xuân cho biết: Năm 2023, thu nhập bình quân của người dân đạt 62 triệu đồng/người, đứng tốp đầu các thôn trên địa bàn xã Thái Niên.

Thôn Quyết Tâm ngày nay còn được nhiều người biết đến hơn khi nơi đây có ngôi đền Đồng Ân - điểm du lịch tâm linh mới tại Lào Cai. Ngôi đền thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, sau nhiều năm được trùng tu, tôn tạo và mở rộng không chỉ là nơi ghi dấu tinh thần đấu tranh, bảo vệ bờ cõi, non sông của cha ông mà còn góp phần làm phong phú hơn nét văn hóa tâm linh của vùng đất ven sông.

3.jpg

Mùa này trên cánh đồng thôn Đồng Tâm, xã Sơn Hải xanh mướt một màu ngô lúa, hoa màu. Tuyến đường nội đồng thẳng tắp, nhộn nhịp người dân cày cuốc ra đồng, không khác gì khung cảnh ở làng quê Bắc Bộ.

Ông Đào Quốc Tịch, Trưởng thôn Đồng Tâm tự hào bởi dọc sông Hồng quanh khu vực Sơn Hà, Phố Lu, Sơn Hải… chẳng nơi đâu có cánh đồng thẳng cánh cò như nơi đây. Cũng bởi thế mà từ bao đời nay, người dân Đồng Tâm chẳng bao giờ lo thiếu đói.

7.jpg

Để có được cánh đồng trù phú như hôm nay là công sức của bao thế hệ. Trước đây, mảnh đất ven sông này chỉ toàn sình lầy, lau sậy. Những năm 60 của thế kỷ trước, đồng bào miền xuôi từ Hà Nam, Hải Phòng lên xây dựng kinh tế mới đã cùng người dân địa phương bắt tay khai phá, cải tạo.

Trên địa bàn huyện còn nhiều thôn được đặt tên mà chỉ nghe thôi đã thấy như được tiếp thêm động lực, đó là Tân Phong (xã Phong Niên), Phú Xuân (xã Gia Phú), Tân Quang (xã Xuân Quang), Phú Long, Phú Cường (thị trấn Phố Lu), Phú Thịnh (Phú Nhuận)…

Mỗi năm phù sa sông lại bồi đắp bờ bãi càng thêm màu mỡ. Ấy vậy mà cũng có năm con nước đổi tính, dòng lũ dữ đổ về cuốn đi biết bao thành quả của người dân. Ông Tịch vẫn còn ám ảnh khi kể về trận lũ lịch sử năm 1986, cả mảnh đất ven sông ngập trong biển nước, nhiều diện tích lúa, hoa màu sắp đến ngày thu hoạch bị mất trắng. Sau trận lũ, những nông dân nơi đây lại tần tảo một nắng hai sương khôi phục sản xuất, trả lại màu xanh cho đồng đất.

Chính từ sự đồng tâm, đồng sức, đồng lòng của các hộ miền xuôi với người dân địa phương chung tay xây dựng quê hương là nguồn gốc của tên thôn như ngày nay. Ông Tịch bảo: Trước đây thôn có tên là Đồng Hầm, Gốc Móc. Đến năm 1989, thực hiện chia tách thôn, thành lập 2 thôn gọi là thôn Đồng Tâm và Cố Hải. Từ đó, cái tên Đồng Tâm gắn với mảnh đất này đến nay.

8.jpg

Tận dụng đất phù sa màu mỡ, được Nhà nước đầu tư hệ thống thủy lợi kiên cố, người dân thôn Đồng Tâm tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống rau, hoa màu năng suất cao sản xuất trên quy mô lớn, thành vùng hàng hóa. Vùng rau bắp cải, cà chua ở Đồng Tâm cung cấp cho nhiều đầu mối ở Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Trong thôn có nhiều hộ làm giàu từ mô hình chuyên canh rau như các gia đình ông Phan Long Khánh, Phan Trọng Biên… “Ở đây, các hộ làm nhà, dựng cửa, nuôi con cái ăn học trưởng thành đều từ trồng rau” - Ông Tịch nói.

9.jpg

Chia sẻ về những tên thôn mang ý nghĩa truyền cảm hứng, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Bảo Thắng Ngô Hữu Tưởng cho biết: Trên địa bàn huyện còn nhiều thôn được đặt tên mà chỉ nghe thôi đã thấy như được tiếp thêm động lực, đó là Tân Phong (xã Phong Niên), Phú Xuân (xã Gia Phú), Tân Quang (xã Xuân Quang), Phú Long, Phú Cường (thị trấn Phố Lu), Phú Thịnh (Phú Nhuận)… Có những thôn được đặt tên trong những năm tháng sục sôi khí thế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam; có những thôn là tên đã có lịch sử cả trăm năm là nỗi niềm gửi gắm của các thế hệ trước với mong muốn quê hương đổi thay, giàu mạnh.

Cũng thật trùng hợp ngẫu nhiên khi các thôn mang trong mình tên gọi truyền cảm hứng ấy đều là những thôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Thắng những năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai có chiều dài khoảng 49,47 km. Hầu hết các vị trí đi qua đều nằm trên đồi núi cao, địa bàn thi công khó khăn, trong khi thời gian thi công rất gấp. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa dự án về đích đúng kế hoạch, Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và nhà thầu mở đường công vụ, dồn lực thi công.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

Sáng 14/5, UBND tỉnh Lào Cai đã làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do ông Marc Perez Casas - Chuyên gia Phát triển đô thị làm trưởng đoàn để đánh giá hoàn thành Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa.

fb yt zl tw