Nhớ mãi kỷ niệm được gặp Bác Hồ

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Kỷ niệm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai, những người có may mắn được gặp Bác lại chộn rộn. Những thế hệ sau cũng được trao truyền niềm tự hào ấy để hình ảnh của Bác luôn sống mãi.

8 lần được gặp Bác

Ở tuổi ngoài 90, đôi mắt đã mờ, đôi chân đã chậm nhưng khi chúng tôi hỏi ông về kỷ niệm những lần được gặp Bác, ông Hoàng Trá Quang, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh lại hào hứng chia sẻ.

Trong những năm công tác của mình, ông Hoàng Trá Quang đã nhiều lần được gặp Bác, cảm xúc về những cuộc gặp ấy ông luôn giữ trong lòng với niềm tự hào, tôn kính. Lần gặp Bác đầu tiên vào ngày 23/9/1958. Ngày ấy, ông được Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trường Minh gọi lên để chuẩn bị đón Bác.

2.jpg

Sau khi thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân Mỏ Apatit, Bác có buổi làm việc với Tỉnh ủy và dặn đồng chí Hoàng Trường Minh sáng hôm sau Bác sẽ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc Lào Cai. Đúng 7 giờ, Đoàn cán bộ các huyện và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có mặt đông đủ ở sân Tỉnh ủy. Dự buổi nói chuyện còn có đại diện chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu và Đoàn đại biểu thiếu nhi Việt kiều từ nước bạn về.

Ông Hoàng Trá Quang kể: Trong lúc đang nói chuyện, Bác chỉ vào tôi và hỏi đồng chí Hoàng Trường Minh: Bí thư đào tạo được cán bộ dân tộc như thế này nhiều chưa?

Đồng chí Hoàng Trường Minh giới thiệu đây là đồng chí Hoàng Trá Quang, dân tộc Nùng, năm nay 26 tuổi, là Phó Bí thư Tỉnh đoàn và trả lời Bác hiện Lào Cai chưa đào tạo được nhiều cán bộ dân tộc thiểu số.

Bác dặn, thế thì phải đào tạo nhiều vào. Phải hô hào cán bộ dưới xuôi lên công tác để kết hợp với cán bộ dân tộc thì Lào Cai mới tiến lên được.

Cuối buổi nói chuyện, Bác chụp ảnh chung với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc Lào Cai. Sau đó, Bác đi thăm Nhà máy nhiệt điện Phố Mới do chuyên gia Liên Xô giúp đỡ (Công viên Hồ Chí Minh bây giờ). Tại đây, Bác chỉ tay lên Sa Pa bảo, sau này có điều kiện cần đầu tư đường lên thuận tiện để phát triển du lịch. Bác kể, ngày Bác ở Paris, có rất nhiều người biết đến Sa Pa.

Sau lần gặp Bác ở Lào Cai, ông Quang còn được 7 lần gặp Bác nữa tại Đại hội Đoàn và Hội nghị thanh niên điển hình tiên tiến toàn quốc. Trong đó, ông nhớ nhất là một hội nghị về xóa bỏ cây thuốc phiện. Thời kỳ ấy, Lào Cai có khoảng 3.000 ha cây thuốc phiện, tập trung chủ yếu ở Mường Khương. Tại hội nghị, ông Quang được mời lên báo cáo điển hình về việc đưa cây đậu tương vào trồng thay thế cây thuốc phiện. Cây đậu tương góp phần cải tạo đất, thay đổi tập quán canh tác cây thuốc phiện, tăng thu nhập cho người dân, từ đó bà con tập trung làm kinh tế, bỏ hút thuốc phiện. Bác Hồ rất vui và hài lòng với cách làm của Lào Cai và nhắc lại việc quan tâm đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số.

Một hội nghị nữa được tổ chức tại Tuyên Quang. Đó là buổi phát động đồng bào làm ruộng bậc thang. Bác Hồ đến nói chuyện và nói rằng ở miền núi chỉ có làm ruộng bậc thang mới khắc phục được tình trạng du canh, du cư. Đồng bào làm ruộng bậc thang sẽ góp phần giữ rừng, giữ nguồn nước.

8 lần được gặp Bác Hồ và 5 lần được Người tặng Huy hiệu với ông Hoàng Trá Quang là những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời. Đó là động lực để ông vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực học tập, rèn luyện trở thành cán bộ chủ chốt của tỉnh. Quá trình công tác qua nhiều cương vị khác nhau, từ Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Bí thư Huyện ủy Mường Khương, Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp tỉnh Lào Cai, Phó Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp tỉnh Hoàng Liên Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai. Ở cương vị nào ông cũng luôn ghi nhớ lời dạy của Bác là phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, nói đi đôi với làm để quần chúng noi theo…

Người phụ nữ Tày thêu khăn chàm tặng Bác

Trong một khu trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh có một kỷ vật đặc biệt, đó là chiếc khăn chàm của người Tày được đặt trang trọng trong tủ kính. Chiếc khăn ấy do cụ Trần Văn Nỏ, người có công phát hiện ra quặng apatit tặng Bác Hồ khi người đến thăm khu Mỏ Apatit ngày 23/9/1958. Chiếc khăn ấy do bà Nông Thị Mè, một phụ nữ Tày là con dâu cụ Trần Văn Nỏ tự tay thêu.

3.jpg

Không khó để chúng tôi tìm được địa chỉ căn nhà ông Trần Văn Thuyên, thôn Hẻo Trang, xã Tả Phời (thành phố Lào Cai), bởi ở khu vực Cam Đường, Tả Phời này ai cũng biết ông Thuyên là con cháu của cụ Trần Văn Nỏ. Căn nhà mới được xây theo kiểu mái Thái nằm lưng chừng đồi, từ đây phóng tầm mắt ra qua tận suối Ngòi Đường, các cụ ngày xưa vẫn thường quan niệm chọn nhà theo hướng tựa sơn đạp thủy như vậy. Đây cũng chính là nơi cụ Nỏ đã sống những năm tháng cuối đời và sau này vợ chồng con trai cụ là ông Trần Văn Xuân và bà Nông Thị Mè đã sinh sống. Vợ chồng ông Trần Văn Xuân và bà Nông Thị Mè có 9 người con, hiện hầu hết vẫn đang sống trên mảnh đất nơi cách đây hơn nửa thế kỷ cụ Trần Văn Nỏ đã khai hoang. Chuyện về chiếc khăn chàm hoa do bà Nông Thị Mè tự tay thêu được cụ Nỏ tặng Bác Hồ luôn được các con cháu trong gia đình kể lại với niềm tự hào.

Để làm được một chiếc khăn mất rất nhiều thời gian, có khi cả năm chỉ thêu được 2 - 3 chiếc. Ông Trần Văn Trực, con trai thứ 7 của bà Mè cho biết: Nghe kể lại rằng sáng 23/9, khi Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương đến thăm Mỏ. Được giới thiệu, cụ Nỏ bước lên sân khấu cầm theo chiếc khăn chàm đã được gói cẩn thận, lên đến nơi, cụ Nỏ tặng Bác chiếc khăn và ôm chầm lấy Bác.

4.jpg

Mọi việc diễn ra rất nhanh, khoảnh khắc ấy đã trở thành một phần của lịch sử, bức ảnh cụ Trần Văn Nỏ và Bác Hồ được in trên khắp các tờ báo. Niềm vui sướng, tự hào ấy được bà Mè mang theo suốt cuộc đời, trở thành động lực để bà vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nuôi dạy con cái trưởng thành, góp sức xây dựng quê hương…

Nối tiếp truyền thống gia đình, các con của bà Nông Thị Mè luôn đoàn kết, yêu thương nhau, sống gắn bó với bà con trong thôn, tích cực tham gia các phong trào thi đua ở khu dân cư. Bà Hoàng Thị Vững, con dâu bà Mè cho biết: Về làm dâu, khi được nghe mẹ chồng kể chuyện cũng thấy rất đỗi tự hào. Những dịp thế này chuyện về chiếc khăn do mẹ chồng mình tự tay thêu tặng Bác Hồ được nhiều người biết tới hỏi thăm càng hiểu hơn tình cảm của những người thân trong gia đình mình khi xưa với Bác Hồ kính yêu.

Giữ Huy hiệu Bác Hồ như báu vật

Thôn Na Nhung, xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) những ngày đầu tháng 9 rợp cờ, khẩu hiệu hai bên đường chào mừng ngày Quốc khánh. Với ông Lục Thượng Khiêm - Trưởng dòng họ Lục ở Bản Lầu - đây cũng là dịp để các thành viên trong dòng họ gặp mặt, ôn lại truyền thống tự hào.

Dòng họ Lục ở Bản Lầu được biết đến với truyền thống yêu nước, nhiều thế hệ đã tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Tiêu biểu là cụ Lục Vĩnh Tường, một thổ ty giác ngộ cách mạng đã vận động nhiều thổ ty ủng hộ chính sách đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những năm 1948, 1949, thực dân Pháp và tay sai hoạt động mạnh ở Mường Khương, chúng ra sức lùng sục, bắt bớ những người theo cách mạng hòng dập tắt ý chí chiến đấu của quân và dân nơi đây. Ở vùng đất Mường Lum - Sín Chải, các ông Lục Bỉnh Ngọc, Lục Bỉnh Lợi, Lục Bỉnh Thủy đã tham gia Việt Minh lên gây dựng cơ sở, thành lập đội du kích vùng hậu địch. Đây là khu vực có vị trí quan trọng nhằm chuẩn bị lực lượng phối hợp với bộ đội chủ lực tấn công đồn Bản Lầu và các đồn giặc trên tuyến Mường Khương.

5.jpg

Theo tài liệu từ cuốn Lào Cai làm theo lời Bác (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1999), sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định khen thưởng nhiều Huân chương, Huy chương và Bằng khen tặng các tập thể và cá nhân của tỉnh Lào Cai lập chiến công trong tiễu phỉ bảo vệ quê hương và vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng cuộc sống mới.

Hồ Chủ tịch còn tặng thưởng 86 Huy hiệu mang tên Người cho các cá nhân tỉnh Lào Cai là “Người tốt, việc tốt tiêu biểu”, trong đó huyện Mường Khương vinh dự nhất có 38 người được Bác tặng thưởng Huy hiệu.

Gia đình họ Lục ở Bản Lầu có 5 người, 3 thế hệ được Bác Hồ tặng huy hiệu (cụ Lục Vĩnh Tường, ông Lục Bỉnh Quyền, ông Lục Bỉnh Thủy, ông Lục Bỉnh Lợi và cháu là Lục Thị Kim Hồng). Đặc biệt, ông Lục Bỉnh Quyền đã 2 lần vinh dự được gặp Bác, 1 lần được Bác tặng sổ công tác, 1 lần được Bác tặng tiền và 4 lần được Bác tặng Huy hiệu cao quý.

Ông Lục Thượng Khiêm, Trưởng dòng họ Lục là con trai của ông Lục Bỉnh Quyền. Vừa xúc động kể lại câu chuyện ông nghe được từ thế hệ trước, ông Khiêm vừa lấy cho chúng tôi xem những chiếc Huy hiệu Bác Hồ gửi tặng cụ thân sinh của mình. Qua năm tháng, chiếc huy hiệu đã ố màu, nhưng hình ảnh của Bác Hồ vẫn sáng rõ. Ông Khiêm bảo, cụ được trao 4 chiếc nhưng đã thất lạc. Những năm chiến tranh biên giới, gia đình di tản, phải cất giấu, tiêu hủy nhiều giấy tờ vì sợ địch phát hiện, nhưng riêng những chiếc huy hiệu này ông luôn mang theo người và cất giữ như báu vật…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Đó là phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Trịnh Xuân Trường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 khi dự và chủ trì phiên họp thứ Nhất của Tiểu Ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 diễn ra sáng 3/7.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Chiều 2-7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức công bố quyết định về giải thể, sáp nhập và thành lập các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh. Đại tá Hoàng Văn Toàn - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì Hội nghị.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

fb yt zl tw