Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Nhiều xã lỡ hẹn “về đích” nông thôn mới

Nhiều xã lỡ hẹn “về đích” nông thôn mới

Chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2023, tuy nhiên vì nhiều lý do mà nhiều xã chắc chắn không cán đích nông thôn mới như đã đề ra.

482ADB2A-A7AC-4317-A08E-ABA83BCFB649.jpeg

Xã Nậm Chảy được huyện Mường Khương lựa chọn triển khai đầu tư để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới năm 2023. Tuy nhiên đến thời điểm này, xã mới đạt 7/19 tiêu chí. 11 tiêu chí chưa đạt gồm: Quy hoạch; cơ sở vật chất văn hóa; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; nhà ở dân cư; thu nhập; tỷ lệ nghèo đa chiều; lao động; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế; y tế; văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm. Như vậy, để đạt 12 tiêu chí trong chưa đầy 2 tháng là hoàn toàn bất khả thi.

z4920167135741_2510de63d368761d4fbd8ccdd17e2224.jpg

Ông Ma Chiến Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Chảy thừa nhận, chắc chắn xã Nậm Chảy sẽ không thể “về đích” nông thôn mới năm 2023 theo kế hoạch đề ra. Lý giải nguyên nhân, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Chảy cho rằng, Nậm Chảy là xã biên giới, khó khăn, người dân chủ yếu sản xuất nông - lâm nghiệp, thu nhập không cao và thiếu ổn định. Việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, trong khi ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) quá thấp so với yêu cầu; nguồn lực huy động trong dân rất hạn chế. Thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thu nhập dẫn đến làm chậm tiến độ giảm nghèo.

z4918705261425_fb25c3f8457ed73fda81da698c5cbd9c.jpg

Mặc dù chỉ còn 4 tiêu chí chưa đạt (quy hoạch; giao thông; thu nhập; tỷ lệ nghèo đa chiều; môi trường và an toàn thực phẩm) nhưng xã Bản Liền (Bắc Hà) cũng rất khó để kịp “về đích” nông thôn mới. Đơn cử như tiêu chí hộ nghèo, qua điều tra thực tế năm 2023 thì thu nhập bình quân người dân đạt 35,125 triệu đồng/người, trong khi theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thì phải đạt 41 triệu đồng/người/năm.

Như vậy, để đạt tiêu chí thu nhập, xã Bản Liền phải có giải pháp tăng thu nhập cho người dân ít nhất thêm 6 triệu đồng/người. Đây là bài toán khó đối với cấp ủy đảng, chính quyền xã, bởi dư địa phát triển kinh tế chưa được mở rộng, trong khi người dân thiếu vốn và thiếu sự chủ động trong sản xuất nông - lâm nghiệp.

Hoặc như tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm còn 5 chỉ tiêu chưa đạt, trong đó tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy định mới đạt 15% (yêu cầu ≥20%); tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 86% (yêu cầu ≥90%); cảnh quan, không gian “xanh - sạch - đẹp, an toàn”, không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung chưa đạt; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 61% (yêu cầu ≥70%); tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 85% (yêu cầu đạt 100%).

Nguyên nhân cũng được Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Bản Liền xác định là trong thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới tập trung nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, còn các nội dung về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện môi trường… chưa được quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức nên chưa có chuyển biến rõ nét và chưa đạt theo tiêu chí đề ra...

Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Trịnh Tường (Bát Xát), Mường Hoa (thị xã Sa Pa), Bản Liền (Bắc Hà), Nậm Chảy (Mường Khương), Nậm Dạng, Minh Lương, Chiềng Ken (Văn Bàn), Vĩnh Yên, Bảo Hà (Bảo Yên), Sán Chải (Si Ma Cai).

z4918705278228_2a5639e6911c973b60fe0b55c82a5504.jpg

Qua đánh giá của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, xã Trịnh Tường còn 9 tiêu chí chưa đạt, xã Mường Hoa 4 tiêu chí, xã Bản Liền 5 tiêu chí, xã Nậm Chảy 11 tiêu chí, xã Nậm Dạng 5 tiêu chí, xã Minh Lương 7 tiêu chí, xã Chiềng Ken 6 tiêu chí, xã Vĩnh Yên 8 tiêu chí, xã Bảo Hà 8 tiêu chí và xã Sán Chải 6 tiêu chí. Căn cứ vào tiến độ thực hiện, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đánh giá cả 10 xã trên khó hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2023. Như vậy, việc các xã lỡ hẹn “về đích” nông thôn mới là khó tránh khỏi, tuy nhiên qua đây cho thấy cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa để việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw