Nhật Bản giới thiệu thị thực mới thu hút lao động tay nghề cao

Ngày 2/2, Cơ quan Dịch vụ Di trú của Nhật Bản cho biết nước này dự kiến cấp một loại thị thực mới nhằm tạo điều kiện cho các kỹ sư công nghệ thông tin và các nhân viên khác của công ty nước ngoài cư trú tại nước này trong thời gian dài hơn. Đây là một trong những chính sách của Nhật Bản nhằm thu hút nhân tài nước ngoài trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. 

Một thực tập sinh Việt Nam ở Công ty TNHH Công nghiệp Taisei thuộc tỉnh Kanagawa. Ảnh: Đào Thanh Tùng/PV TTXVN tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản sẽ cấp một loại thị thực mới có thời hạn lưu trú tối đa là 6 tháng đối với nhóm lao động nói trên. Đây là nhóm lao động có trình độ chuyên môn cao, làm việc tại Nhật Bản theo phương thức từ xa, tức vừa làm việc cho công ty của Nhật Bản vừa kết hợp tham gia các hoạt động du lịch dài ngày cá nhân tại nước này. Mô hình làm việc này còn được gọi là "du mục kỹ thuật số" (digital nomad).

Nhật Bản kỳ vọng hệ thống này sẽ thu hút người lao động “có tay nghề”, chủ sở hữu của các công ty tư vấn ở nước ngoài, cũng như các “YouTuber” tới Nhật Bản. Cơ quan Dịch vụ Di trú sẽ khảo sát ý kiến của người dân từ ngày 3/2 và hy vọng sẽ triển khai chương trình vào cuối tháng 3 tới.

Hiện nay, loại thị thực tương tự cho du khách không cho phép họ làm việc và cho phép lưu trú tối đa ở Nhật Bản chỉ 90 ngày.

Để đủ điều kiện nhận tư cách lưu trú mới, người nộp đơn phải có thu nhập hằng năm tương đương 10 triệu yen (68.000 USD) trở lên. Ngoài ra, người nộp đơn cần là công dân của một trong 50 quốc gia và khu vực có thỏa thuận miễn thị thực với Nhật Bản và có bảo hiểm y tế tư nhân.

Những người tự kinh doanh sẽ chỉ đủ điều kiện cấp thị thực mới nếu họ kinh doanh để kiếm doanh thu ở nước ngoài. Họ sẽ được phép mang theo các thành viên gia đình đến Nhật Bản nếu những người này cũng có bảo hiểm y tế tư nhân.

Làm việc từ xa đã trở nên phổ biến trên toàn cầu kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo trang web thông tin du lịch A Brother Abroad, hiện có khoảng 35 triệu “người du mục kỹ thuật số” trên thế giới và con số này đang ngày càng gia tăng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Lễ tang cấp nhà nước của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter diễn ra vào ngày 9/1 tại Nhà thờ Quốc gia Washington đã mang đến một khoảnh khắc đặc biệt khi các nhà lãnh đạo chính trị nước này tạm gác lại những bất đồng để cùng nhau tưởng nhớ vị Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ (từ năm 1977 đến năm 1981).

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Trong 5 năm qua, người dân ở Pháp và một số nước châu Âu đã không còn xa lạ với “Tháng Một không cồn”, nhất là giới trẻ. Đây là một phong trào cộng đồng mang tính thử thách khuyến khích người tham gia phải tìm mọi cách để không tiếp cận bia rượu và các sản phẩm có cồn trong suốt tháng Một. Chỉ tính riêng “cuộc đua” năm ngoái, đã có tới 4,5 triệu người Pháp hưởng ứng phong trào này.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Năm 2025 được dự báo là năm đầy thách thức đối với các quốc gia Đông Nam Á, khi các nước này tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với suy thoái, nhiều căng thẳng địa chính trị cũng như sự phân mảnh thương mại, đặc biệt là mức thuế quan mới từ Mỹ - quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

fb yt zl tw