Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống đồng nghĩa với yêu cuộc sống và học hỏi không ngừng

Có nhiều dấu ấn sáng tạo trong cả văn học thiếu nhi và người lớn, tác giả "Mùa lá rụng trong vườn", nhà văn Ma Văn Kháng, không chỉ khiến độc giả yêu quý về tài văn mà còn ở sức lao động bền bỉ của ông khi ngoài 80 tuổi, ông vẫn miệt mài viết.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
thumb66010-khang279khgq-17113602916861529207640-4-0-250-470-crop-17113603064761668532504-9704.jpg

Kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời văn là...

PV: Nhìn lại, kỷ niệm nào sâu đậm nhất trong đời văn của ông?

Nhà văn Ma Văn Kháng: Kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi là những ngày tôi viết và sau đó tiểu thuyết đầu tay "Đồng bạc trắng hoa xòe" của tôi được ấn hành. Tôi cầm quyển sách thơm mùi mực in mà ứa nước mắt. Đây là thành quả ao ước và lao động cật lực sau 10 năm của tôi. Niềm vui sướng và tự hào này choáng ngợp cả hồn tôi, khiến cả tháng trời tôi sống như trong mơ.

PV: Có nhiều gắn bó với mảng văn học thiếu nhi, ông đánh giá văn học thiếu nhi hiện nay như thế nào?

Nhà văn Ma Văn Kháng: Văn học thiếu nhi nước ta thời hiện đại được ghi nhận là một thành tựu lớn của văn chương. Chúng ta có một đội ngũ nhà văn tài năng và các tác phẩm đặc sắc về đề tài này. Tôi không có nhiều điều kiện để theo dõi những sáng tác cho thiếu nhi gần đây nhưng theo thiển ý, những tác phẩm để lại ấn tượng lâu bền về đề tài này còn rất thưa thớt.

Điều đó, theo thiển ý của tôi, có lẽ chúng ta còn thiếu nhiều cây viết mang tầm vóc, tâm hồn tương xứng với nhu cầu thẩm mỹ của tuổi thiếu nhi.

Sách của Ma Văn Kháng.

PV: Về tác phẩm "Chim én liệng trời cao" được cả người lớn lẫn thiếu nhi yêu thích, cảm hứng nào để nhà văn viết tiểu thuyết dày dặn đến vậy khi đã ở tuổi "xưa nay hiếm"?

Nhà văn Ma Văn Kháng: Thực tình là khi định viết cuốn "Chim én liệng trời cao", tôi có ý nghĩ thế này: Thế là cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm đã trôi về dĩ vãng rồi. Còn ai nhớ về nó? Và trong các nhà văn hôm nay còn ai viết về nó nữa? Mà là viết về gương thiếu niên trong cuộc kháng chiến ấy.

Mà thêm nữa, cuộc kháng chiến ấy có những đặc trưng riêng, đặc biệt là ở địa bàn miền núi, với màu sắc riêng của từng dân tộc. Chuyện này dựa trên tư liệu lịch sử có thật. Trần Văn Tiển là liệt sĩ được công nhận. Quê của cậu là xã Cam Đường, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lao Cai (Tôi chưa có điều kiện để kiểm tra xem Bảo tàng lịch sử Lào Cai có ghi nhận việc này không). Tôi đã đi điền dã xuống vùng này nhiều năm tháng và tham gia viết lịch sử kháng chiến vùng này.

Tung tích của cậu Tiển, tôi ghi chép đầy đủ. Chiến công của Tiển hiện chắc không còn ai nhớ. Lúc tôi ghi chép tư liệu thì chỉ còn mấy bác già nhớ. Tiển là con trai của liệt sĩ Hoàng Sào (tỉnh Lào Cai công nhận và tôi có in ở Ban Lịch sử Lào Cai chuyện Hoàng Sào). Tiển đi liên lạc cho bộ đội, cậu một mình vượt núi Phanxipăng. Những nhân vật thời kỳ ấy là anh Tô, cán bộ xã Cam Đường, lúc ấy còn sống ở Lào Cai kể lại cho tôi nghe chuyện của Tiển…

Nhà văn Ma Văn Kháng.

Trong "Chim én liệng trời cao" có những chương viết tôi rất thích. Ví dụ, chương Mùa cốm; cảnh đồng bào nổi dậy đấu tranh; chuyện Tiển ở vùng đồng bào Hà Nhì… Tôi viết quyển này cũng khá công phu, dựng lại cả một thời kỳ kháng chiến với không khí riêng của nó. Tôi nghĩ, không sống ở vùng đó thì khó thực hiện được.

Viết về Tây Bắc với tình yêu trong trẻo

PV: Sinh ra ở Hà Nội, điều gì khiến ông gắn bó với vùng đất Tây Bắc?

Nhà văn Ma Văn Kháng: Tôi được phân công và tự nguyện lên Lào Cai dạy học từ cuối năm 1954. Sau 22 năm sinh sống và làm việc ở miền biên viễn Tây Bắc này, tôi mới chuyển công tác về Hà Nội, nơi tôi sinh ra.

Tính ra từ năm 18 tuổi đến khi vào tuổi 40 - cả một thời trai trẻ, gần một phần tư thế kỷ lập thân, lập nghiệp ở miền đất này, tôi đã yêu nó bằng một tình yêu vô cùng kỳ lạ và khó hiểu với hệ diễn giải thông thường, lạ lùng với chính tôi.

Một tình yêu trong trẻo và giản dị. Một tình yêu có tính bẩm sinh, tiên thiên, định mệnh từ trong bản thể máu thịt nhưng mãnh liệt sâu xa. Nó khiến tôi lúc nào cũng như trong cơn đam mê bất tận để có thể vượt qua mọi nhọc nhằn, vất vả, hiểm nguy.

Một tình yêu gắn liền với niềm háo hức trước cái bao la, hùng vĩ, ẩn tàng bao nhiêu điều chưa biết. Một tình yêu tươi trẻ, chỉ một cảm hứng dâng hiến. Một tình yêu đi cùng với khát vọng được làm một việc gì đó cho vùng đất này.

Tây Bắc, miền núi phía Bắc mỹ lệ và độc đáo, đau thương và anh hùng đến mê hoặc từ lịch sử, cuộc sống đến con người, màu sắc, hương vị. Và văn chương nữa, về phần mình, lại cũng là cái bí tàng giục giã tôi phải chiếm đoạt.

Cả hai lĩnh vực đó là sự phối ngẫu của chúng, là cội nguồn say sưa của tôi. Tuy nhiên, để thỏa mãn tình yêu, trước đó tôi đã phải học hỏi rất nhiều. Sống đồng nghĩa với yêu cuộc sống và học hỏi không ngừng!

PV: Tác phẩm ưng ý nhất của ông sau hàng chục năm theo đuổi nghề viết?

Nhà văn Ma Văn Kháng: Tôi cảm thấy trân trọng tất cả những trang viết của mình. Từ một truyện ngắn 3.000 chữ tới tiểu thuyết 600-700 trang. Lý do là tôi thành thật với mình, với nghề. Tuy nhiên, nếu phải chọn cái tiêu biểu thì trong sâu xa, tôi muốn được dư luận biết đến bộ tiểu thuyết sử thi hai tập "Đồng bạc trắng hoa xòe" và "Vùng biên ải" của tôi xuất bản năm 1972 và 1983.

Bộ sách này là lịch sử được kể bằng hình tượng văn chương giàu tính thẩm mỹ về một thời đoạn đặc sắc của các dân tộc tỉnh Lào Cai trong bão táp Cách mạng, tạo nên một khúc ca bi tráng, cao cả trong biên niên sử hiện đại. Tập 1 của nó được giải thưởng nhà nước năm 2001.

PV: Là một nhà văn dành trọn đời để viết, bí kíp để đi đường dài với văn chương của nhà văn là gì?

Nhà văn Ma Văn Kháng: Bí kíp để viết lâu dài của tôi là học hỏi không ngừng trong cuộc sống và nghề nghiệp. Tôi đã tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, khoa Ngữ văn. Tôi đã theo học khóa 6 trường Bồi dưỡng những người viết trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam; đã trực tiếp học nghề từ những nhà văn đàn anh; tôi đã đọc các tác phẩm cổ điển và hiện đại tiêu biểu, vừa tự trau dồi chính mình sau bao năm cầm bút.

Nhà văn G. Marques có hai câu nói rất hay mà tôi luôn ghi nhớ. Câu thứ nhất: Tôi không thể quan niệm nổi một nhà văn mà không có hiểu biết 10.000 năm văn học trước mình. Câu thứ hai: Nhà văn là người làm việc với từng từ một.

Tôi yêu cuộc sống như trên tôi đã nói, một tình yêu có tính định mệnh. Nhưng, tôi còn yêu văn chương vì sứ mệnh cao quý đáng kiêu hãnh của nó. Maxim Gorki nói: "Với quyển sách và cây bút trong tay, chúng ta chiến đấu cho ngày mai". Còn đây là đại ý câu nói của Albert Cancus: "Nghệ thuật không thể không có hiện thực. Nhưng hiện thực sẽ có giá trị bao năm nếu thiếu nghệ thuật?".

PV: Từng đạt nhiều giải thưởng cao quý, đối với ông, giải thưởng có ý nghĩa như thế nào?

Nhà văn Ma Văn Kháng: Giải thưởng nào cũng là cao quý với tác phẩm của tôi. Tôi trân trọng và biết ơn. Tuy nhiên, giải thưởng không một chút vương vấn và chưa bao giờ là động lực trong quá trình sáng tác của tôi.

Ý nghĩa trực tiếp của giải thưởng với tôi sau khi đã hoàn thành tác phẩm là: Tác phẩm sẽ được thêm nhiều người nhớ đến, nhiều người nữa biết đến và đọc nó. Khiến tôi tự tin hơn. Và tôi có thêm chút điều kiện vật chất để cải thiện đời sống.

Cảm ơn nhà văn đã chia sẻ!

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn. Ông là một nhà văn nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX. Ông đã sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, phần lớn lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. Ông đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn.

phunuvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư tổ chức chương trình "Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ" giới thiệu năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình xây dựng, phát triển đất nước cho đến ngày nay.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tại Quảng trường 10/3, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), tối 24/4.

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 24/4, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Cổ phần Phim truyện I, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

fb yt zl tw