Nguy cơ mắc cúm khi thời tiết giao mùa

Thời điểm giao mùa, người dân có nguy cơ mắc cúm. Bệnh thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em...

Một trường hợp mắc cúm A/H1N1 nguy kịch. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh lưu hành quanh năm

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh cúm mùa do chủng cúm A (H1N1), hay còn gọi là chủng cúm lợn - là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus, sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng. Ngoài chủng virus cúm A (H1N1), các chủng virus cúm chủ yếu khác gây bệnh cúm mùa bao gồm A (H3N2), cúm B và cúm C.

Bệnh cúm mùa lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc cúm, bao gồm 3 - 5 triệu ca bệnh nặng, khoảng 290.000 - 650.000 ca tử vong.

Tại Việt Nam, hàng năm vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc, với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A (H1N1).

Bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Trong tháng 10, nước ta đã ghi nhận trường hợp tử vong nhiễm virus cúm A (H1N1) ở bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền tại tỉnh Bình Định. Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, nhất là bệnh cúm mùa.

Nguy cơ chuyển thành ác tính

Theo BSCKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cúm mùa thường lưu hành quanh năm, nhưng thường tập trung vào một thời điểm nhất định tùy thuộc theo khu vực địa lý. Nhiều nghiên cứu cho rằng, virus cúm lây lan trong không khí một cách dễ dàng, đặc biệt là ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thấp. Vì vậy, dịch cúm mùa có xu hướng lan rộng vào mùa đông và xuân. Đỉnh điểm của mùa cúm tại Việt Nam có thể rơi vào tháng 3 - 4 hoặc 9 - 10 hàng năm và thường tạm lắng vào mùa hè.

BS Chính khuyến cáo, vào thời điểm xuất hiện dịch cúm mùa, người dân cần đề phòng biểu hiện của bệnh cúm ác tính. Các bệnh cúm ác tính có thể gây tổn thương phổi nhanh, thường trong khoảng 3 - 5 ngày, thậm chí dẫn tới tử vong. Các biểu hiện cúm ác tính khá giống với cúm thông thường, nhưng có thể gây tổn thương phủ tạng. Do đó, mọi người không nên chủ quan với cúm, đặc biệt là vào thời điểm dịch bùng phát.

“Cúm có thể dễ chuyển biến thành ác tính ở người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận hay nhóm có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai. Cúm cũng có thể diễn tiến thành ác tính ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch” -BS Chính nói.

Bệnh cúm thông thường có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người bệnh có thể điều trị các triệu chứng của cúm mùa bằng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cúm mùa không thuộc nhóm nguy cơ cao cần được điều trị triệu chứng thì không cần dùng thuốc. Bệnh nhân chỉ cần tập trung điều trị làm giảm các triệu chứng.

Bệnh nhân bị cúm nặng hoặc có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng cần được điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt. Các loại thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng của cúm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp như: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Đặc biệt, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Tiêm vaccine phòng cúm mùa phòng bệnh. Người dân cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà, cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Theo BSCKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC, di chứng của cúm không chỉ ngay trước mắt mà còn có thể gây viêm khớp, các bệnh lý tim mạch như đột quỵ sau này. Do đó, nếu nhận thấy các vấn đề bất thường, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị và tránh các biến chứng xấu có thể xảy đến.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng...

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Sáng 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh tổ chức Hội thảo hưởng ứng “Ngày thế giới vì trẻ sinh non” tỉnh Lào Cai năm 2024, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng tránh và chăm sóc cho trẻ sinh non.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Với sự giúp đỡ về chuyên môn của bệnh viện tuyến Trung ương và các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật vượt tuyến, kỹ thuật mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị, trở thành điểm tựa vững chắc trong chăm sóc sức khỏe người dân Bắc Hà. 

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nhận thức rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, những năm qua, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

fbytzltw