Người truyền 'lửa' đam mê học tiếng Anh

Giờ dạy của cô Lương Tuyết Phương luôn sôi động, hiệu quả và khơi dậy đam mê tiếng Anh cho học sinh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Để có phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, cô Lương Tuyết Phương, Trường THCS Ngô Văn Sở (TP Lào Cai, Lào Cai) đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm. Nhờ đó, giờ dạy của cô luôn sôi động, hiệu quả và dần khơi dậy đam mê tiếng Anh cho học sinh.

Cô Phương và học sinh Trường THCS Ngô Văn Sở.

Cô Phương và học sinh Trường THCS Ngô Văn Sở.

Cô Lương Tuyết Phương tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ, Trường CĐ Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại học Thái Nguyên) năm 1989 nhưng đến năm 1993 mới bước vào nghề giáo. Với mong muốn tạo hứng thú cho học sinh, cô Phương không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và đổi mới phương pháp giảng dạy.

Với sự tận tâm và lòng yêu nghề, cô tự thiết kế nhiều hoạt động trong dạy học, chủ động đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào các phần mềm dạy học. Bên cạnh đó, cô áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tiết giảng sôi động, học sinh yêu thích môn học.

“Ngoài truyền đạt kiến thức trên lớp, tôi chú trọng giao bài tập về nhà cho học sinh. Bài tập giúp các em củng cố kiến thức trọng tâm và rèn kỹ năng thực hành. Tôi sẵn sàng hỗ trợ học trò trong học tập, có thể dạy học miễn phí cho những em hoàn cảnh khó khăn”, cô Phương tâm sự.

Luôn trăn trở làm sao để học sinh thích học ngoại ngữ, vượt qua các kỳ thi dễ dàng, cô nghĩ ra nhiều giải pháp, vận dụng kinh nghiệm hay để thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ, nhất là môn Tiếng Anh.

“Tiếng Anh là bộ môn các em yêu thích và cố gắng tiếp cận thật tốt để có thể hòa nhập với bạn bè thế giới. Từ đó, tôi có thêm động lực để phấn đấu, cống hiến. Tôi thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức, kỹ năng giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Mặt khác, chọn phương pháp dạy phù hợp với từng lứa tuổi để học sinh nắm bài giảng hiệu quả nhất”, cô Phương tâm sự và cho hay:

Nhiệm vụ nhà giáo không phải là nhồi nhét kiến thức mà cần “thắp sáng” những “ngọn lửa” sẵn có trong học sinh. Chính vì thế, mỗi tiết học của cô đều ẩn chứa thú vị, sôi nổi, được học sinh đón chờ, hào hứng tham gia xây dựng bài và tiếp thu hiệu quả.

“Học trên phần mềm giúp trò học và làm bài tập dễ dàng, thoải mái, không áp lực. Đặc biệt, học sinh được cạnh tranh, thi đua nhau trong học tập vì phần mềm có phần xếp thứ hạng. Điều này làm các em hứng thú với việc làm bài tập về nhà”, cô Phương nói.

Tổ chức câu lạc bộ, hoạt động trong giờ chào cờ, buổi ngoại khóa, làm báo tường bằng tiếng Anh…, nữ nhà giáo đã thu hút nhiều học sinh đến với môn Tiếng Anh. Em Đoàn Lê Diệp Chi - học sinh lớp 9G, Trường THCS Ngô Văn Sở chia sẻ: “Tiếng Anh là môn học khó, nhưng với phương pháp dạy của cô Phương, chúng em có những giờ học thoải mái, vui vẻ. Từ đó, kết quả học tập cải thiện”.

Tiết học Tiếng Anh của lớp 9D Trường THCS Ngô Văn Sở.

Cô Phùng Thị Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Văn Sở cho biết: “Cô Phương có phương pháp giáo dục khoa học, hiện đại và giàu tính trải nghiệm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh tại trường”.

Nói về đồng nghiệp, cô Lê Thuý Hậu - Trường THCS Ngô Văn Sở kể: “Cô Phương được học sinh quý mến, phụ huynh tin tưởng, đồng nghiệp tin yêu bởi tác phong giản dị, nói đi đôi với làm. Nhiều năm liền, cô là giáo viên dạy giỏi các cấp, công đoàn viên mẫu mực, năng nổ, đi đầu trong các phong trào thi đua”.

Trong vai trò tổ trưởng, tổ phó tổ cốt cán môn Tiếng Anh cấp thành phố, tỉnh, cô Phương chủ động đặt mục tiêu hiệu quả trong các kế hoạch. Cô gương mẫu trong mọi hoạt động, tích cực bồi dưỡng chuyên môn, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn.

“Cô Phương tích cực trong hoạt động hội nhập quốc tế. Nhờ đó, nhà trường có học sinh đoạt Huy chương Vàng giải “Đại sứ học sinh toàn cầu GTA năm 2021”. Cô cũng bồi dưỡng giáo viên trong tổ Ngoại ngữ - Tin học tham gia thi để trở thành “Đại sứ giáo dục toàn cầu”. Cô truyền cảm hứng cho việc học tiếng Anh của học sinh, cán bộ, giáo viên toàn trường”, cô Lê Thuý Hậu chia sẻ.

Nhiều năm liền, cô Phương tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh các cấp với hơn 200 lượt học sinh đạt giải; tích cực tham gia các cuộc thi do Bộ GD&ĐT tổ chức cho giáo viên phổ thông và đạt giải Ba cấp Quốc gia cuộc thi “Dạy học tích hợp liên môn”. Cô có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được công nhận như: Đổi mới phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 8 thí điểm; Tăng cường tiếng Anh cho học sinh lớp 9 (Chương trình thí điểm) bằng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Tăng cường tiếng Anh trong hoạt động tập thể…

Bằng nỗ lực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học suốt bao năm qua, cô Phương được các cấp, ngành ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Nhiều năm liền, cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; được UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Hạt giống đỏ” ở Ải Nam

“Hạt giống đỏ” ở Ải Nam

Từ một thôn biệt lập, nghèo nhất của thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, thôn Ải Nam giờ đã “thay da, đổi thịt”, trở thành miền quê trù phú, đáng sống. Sự thay đổi ở bản người Mông Ải Nam hôm nay có công đóng góp lớn của Trưởng thôn Cư Seo Mười - một người theo đạo Tin lành vừa vinh dự được kết nạp Đảng.

Lan tỏa tinh thần “Thi đua là yêu nước - yêu nước thì phải thi đua”

Lan tỏa tinh thần “Thi đua là yêu nước - yêu nước thì phải thi đua”

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về "tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và giao lưu điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm 76 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, nhiều cách làm hiệu quả trong công tác thi đua, khen thưởng được trình bày, qua đó lan tỏa những cách làm hay, sáng tạo trong thực tiễn. Báo Lào Cai lược ghi nội dung các tham luận.

Những hạt nhân làm nên tập thể mạnh

Những hạt nhân làm nên tập thể mạnh

Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Bổn phận của người Việt Nam, bất kỳ sỹ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau...”. Vâng lời Bác, qua mỗi thời kỳ cách mạng, tỉnh Lào Cai lại có hàng chục nghìn lượt người là những tấm gương hăng hái thi đua trên các lĩnh vực, cùng đoàn kết một lòng xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh, bề thế hơn.

Đa dạng hóa hình thức thi đua

Đa dạng hóa hình thức thi đua

Những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.

Nét nổi bật trong thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Nét nổi bật trong thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2023 - 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt Kết luận số 01 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW toàn diện, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực.

Học Bác từ việc “ngăn nắp - trật tự”

Học Bác từ việc “ngăn nắp - trật tự”

Đại úy Nguyễn Văn Đàn tâm sự, trong công việc là một nhân viên thủ kho quân khí, anh luôn khắc ghi lời dặn của Bác Hồ được trích trong bài nói tại Hội nghị cán bộ chuẩn bị Chiến dịch Tây Bắc ngày 9/9/1952: “Vũ khí là mồ hôi nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội, vì vậy, phải quý trọng nó, phải tiết kiệm ngăn nắp, phải sử dụng hợp lý”.

Đảng ủy thị trấn Phố Lu: Điểm sáng của các mô hình học Bác

Đảng ủy thị trấn Phố Lu: Điểm sáng của các mô hình học Bác

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng ủy thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng) đặc biệt quan tâm đến việc tuyên dương, khích lệ, nhân rộng điển hình tiên tiến, qua đó góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của các phong trào thi đua yêu nước.

Đối thoại giữa Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh với đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an tỉnh

Đối thoại giữa Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh với đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an tỉnh

Chiều 21/5, Công an tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình đối thoại giữa Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh với đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an tỉnh; tuyên dương thanh niên, phụ nữ công an cấp xã tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác năm 2024.

Gắn học Bác với công tác chuyên môn

Gắn học Bác với công tác chuyên môn

Đó là phương châm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các thầy, cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lúc, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) thực hiện trong nhiều năm qua, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Vâng lời Bác dạy, xã Bản Phố xây dựng xã hội học tập

Vâng lời Bác dạy, xã Bản Phố xây dựng xã hội học tập

Cuối năm 1962, được tin tỉnh Lào Cai có phong trào xóa nạn mù chữ bằng tiếng Mông, trong đó xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) là xã điển hình của tỉnh, Bác Hồ đã viết một bài báo khen ngợi. Bài báo có tựa đề: “Một thắng lợi mới” đăng trên báo Nhân Dân số 3149, ngày 18/11/1962 khen ngợi phong trào học tiếng Mông của xã Bản Phố. Cũng vào năm đó, với những thành tích xuất sắc trong phong trào xóa nạn mù chữ bằng tiếng Mông, xã Bản Phố vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ, tham quan Di tích quốc gia Công viên Hồ Chí Minh tại thành phố Lào Cai.

Lào Cai thi đua làm theo lời Bác dặn

Lào Cai thi đua làm theo lời Bác dặn

Trong suốt 24 năm giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã dành sự quan tâm đặc biệt với cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai. Người đã nhiều lần gửi thư khen, động viên, tặng thưởng nhiều Huy hiệu, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, bằng khen cho các tập thể, cá nhân. Sự khích lệ, động viên của Bác mãi là động lực mạnh mẽ để các tập thể, cơ quan, đơn vị, các địa phương và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai nỗ lực thực hiện các phong trào thi đua.

Bộ đội Trường Sơn lập công trên các mặt trận

Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn: Bộ đội Trường Sơn lập công trên các mặt trận

Những năm tháng đất nước bị đế quốc xâm lăng, không quản ngại hy sinh, khó khăn, gian khổ, hàng nghìn thanh niên Lào Cai không kể nam, nữ đã tình nguyện ra trận chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần đánh đuổi giặc Mỹ, mang lại hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Nay trở về cuộc sống đời thường, phát huy tinh thần, phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, những chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn năm xưa lại hăng hái, tích cực tham gia đóng góp trên nhiều lĩnh vực, đời sống xã hội.

Chuyện về đảng viên dân tộc Dao được gặp Bác Hồ

Chuyện về đảng viên dân tộc Dao được gặp Bác Hồ

Năm nay 85 tuổi nhưng ông Hoàng Tiến Xiêm, dân tộc Dao, thôn Tân Trúc, xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn vẫn nhớ từng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với mình và các đại biểu người dân tộc thiểu số khi ông vinh dự được về Hà Nội gặp Bác năm 1963. Những lời Bác dặn trở thành “kim chỉ nam” để ông nỗ lực học tập, phấn đấu, cống hiến cho quê hương.

fb yt zl tw