Người trẻ hồi sinh cổ phục Mông

Với mong muốn nghiên cứu và lan tỏa văn hóa Mông, chị Chấu Thị Nung, người dân tộc Mông cùng cộng sự đã sưu tầm và tái hiện trang phục của các nhóm người Mông khác nhau trên khắp Việt Nam qua dự án mang tên Hnubflower.

Hồi sinh cổ phục Mông

Từ năm 2022, Chấu Thị Nung và các cộng sự của chị đã lội ngược dòng lịch sử để phục dựng những nét đẹp cổ truyền. Họ đã nghiên cứu, sưu tầm và thực hiện bộ sưu tập thời trang cổ phục của một số cộng đồng người Mông như người Mông hoa ở Lào Cai, Mông lềnh ở Yên Bái và Sa Pa, Mông đỏ ở Lai Châu và Mông đen ở Sơn La.

Chấu Thị Nung đã nghiên cứu các tài liệu, bản vẽ, và ảnh chụp từ thế kỷ trước, tìm hiểu về trang phục của người Mông trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, chị đã liên hệ với cộng đồng người Mông tại từng vùng miền để hiểu rõ hơn về văn hoá của các nhóm người Mông, từ đó sưu tầm một số trang phục đặc trưng và chính xác nhất của cộng đồng đó. Khi không tìm được một số chi tiết trong bộ trang phục, chị đã mời những người lớn tuổi trong làng khôi phục lại trang phục dựa theo nghiên cứu.

Nhà sưu tầm trẻ Chấu Thị Nung.

Trang phục đặc trưng của người Mông bao gồm váy dài, tạp dề trước và sau, thắt lưng, áo khoác, xà cạp quấn chân và mũ đội đầu. Người dân tộc Mông cũng thích những phụ kiện bằng bạc tinh xảo như vòng cổ, vòng tay và nhẫn. Hầu hết trang phục của người Mông đều được dệt và thêu bằng sợi gai và lanh. Để làm ra những mẫu thổ cẩm truyền thống, người dân phải trồng cây gai và cây lanh, sau đó thu hoạch và kéo thành sợi. Sự khéo léo, tỉ mỉ của người Mông nằm ở phương thức nhuộm vải rực rỡ màu sắc bằng thuốc nhuộm tự nhiên và những hoa văn được vẽ tay bằng sáp ong.

Mỗi bộ trang phục được thiết kế riêng cho các thành viên trong một dòng họ có thể phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới hoàn thành. Mỗi bộ trang phục hoàn thiện là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo được kết tinh từ sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên nhẫn của người Mông.

Trang phục của người Mông Hoa tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

“Do quá trình thực hiện tỉ mỉ và phức tạp, cũng như truyền thống của dân tộc Mông, chỉ khi gia đình gặp khó khăn, họ mới trao lại cho tôi bộ trang phục của gia đình họ”, Nung chia sẻ.

Chấu Thị Nung sở hữu trong bộ sưu tầm của mình một bộ váy và áo khoác thủ công của người Mông Hoa có tuổi đời hơn 35 năm. Bộ trang sức bằng bạc bao gồm vòng cổ, vòng tay, nhẫn và khuyên tai do người Mông hoa ở Sa Pa làm là điểm nhấn của trang phục, còn bím tóc của người Mông hoa gốc Lai Châu được bện từ tóc thật kết hợp với len. Đối với bộ cổ phục của người Mông lềnh ở Yên Bái, Chấu Thị Nung đã sưu tầm bộ cổ phục có tuổi đời hơn 100 năm được làm bằng vải lanh dệt tay và hoa văn sáp ong trang trí thủ công.

Trang phục của người Mông Đen ở Sơn La.

Sự đa dạng của trang phục người Mông

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Mông tại mỗi vùng miền khác nhau đã xây dựng nên nền văn hóa đặc trưng riêng, tạo nên hệ thống văn hóa Mông phong phú. Người Mông chia thành nhiều nhóm nhỏ như Mông hoa, Mông trắng, Mông xanh và Mông đen dựa trên những đặc điểm khác nhau về màu sắc, hoa văn trên trang phục, cũng như ngữ âm.

Với truyền thống di cư theo dòng họ, người Mông đã phát triển hệ thống văn hóa phức tạp, vừa giữ được nét độc đáo riêng của từng nhóm người Mông, nhưng cũng hòa nhập với văn hóa của cộng đồng địa phương. Tuy cùng một nhóm người Mông, ở mỗi vùng khác nhau, họ lại có sự giao thoa văn hóa thông qua sự phong phú trong trang phục. Gia đình Chấu Thị Nung cũng là một minh chứng cho sự đa dạng văn hóa đó.

Trang phục của người Mông Lềnh tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

“Tôi mang ngữ âm của người Mông đen nhưng sống cùng khu vực với người Mông hoa. Vì vậy, mọi người dễ nhầm tôi là người Mông hoa khi nhìn trang phục của tôi,” Chấu Thị Nung chia sẻ, “Tuy nhiên, khi tôi nói chuyện với người cùng làng, họ nhận ra tôi là người Mông đen do sự khác biệt về ngữ âm.”

“Trang phục truyền thống cho chúng ta biết nhiều điều về bản sắc văn hóa, di sản và sự phát triển của mỗi tộc người Mông khác nhau trên các vùng miền khác nhau ở Việt Nam. Càng khám phá, tôi càng nhận ra sự phức tạp và phong phú trong trang phục của các cộng đồng người Mông khắp Việt Nam”, Chấu Thị Nung chia sẻ.

Trong quá trình nghiên cứu và sưu tầm, Chấu Thị Nung đã hiểu rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt giữa trang phục của những nhóm người Mông khác nhau cùng sinh sống tại một vùng, hoặc cùng một nhóm người Mông nhưng sinh sống tại các vùng khác nhau. Ví dụ, cổ áo cũng như yếm trước và sau của trang phục người Mông hoa ở Bắc Hà, Lào Cai khác với trang phục của đa số người Mông về mặt họa tiết, hay như người Mông hoa ở Lào Cai mặc cổ áo chéo thay vì cổ áo đứng chữ V như người Mông trắng, Mông đỏ sống cùng vùng.

Trang phục được lấy cảm hứng từ các cộng đồng người Mông trên thế giới.

Bên cạnh khôi phục cổ phục người Mông ở Việt Nam, nhằm tôn vinh văn hóa của cộng đồng người Mông trên khắp thế giới, Nung đã thiết kế riêng và kết hợp các yếu tố của các cộng đồng người Mông khác nhau trong cùng một bộ trang phục. Chấu Thị Nung đã phối hợp áo choàng của cộng đồng người Mông ở Sa Pa, tạp dề lấy cảm hứng từ cộng đồng người Mông trắng và Mông xanh ở Lào và Thái Lan. Chị còn lồng ghép thêm tà váy và trang sức bạc lấy cảm hứng từ cộng đồng người Miêu ở Trung Quốc.

Sau khi dự án của Chấu Thị Nung được lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội, chị không chỉ nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ trong nước mà còn có cả sự ghi nhận, đánh giá của cộng đồng người Mông trên toàn thế giới.

Trang phục của người Mông Đỏ tại Lai Châu.

Nhà sưu tầm trẻ tự hào rằng dự án của chị đã có tác động và tầm ảnh hưởng sâu rộng như vậy, khiến nhiều bạn bè trên khắp thế giới hiểu thêm về trang phục của người Mông tại Việt Nam. “Một cô gái trẻ ở Mỹ thậm chí còn mua một chiếc áo choàng trong bộ sưu tập của tôi để mặc trong lễ tốt nghiệp nhằm tưởng nhớ và tự hào về tổ tiên người Mông của mình”, Nung tự hào chia sẻ.

Truyền thống và hiện đại

Kể về nhân duyên đưa chị bước theo con đường sưu tầm và thời trang này, Chấu Thị Nung chia sẻ nguồn cảm hứng xuất phát từ trào lưu phục dựng cổ phục Việt của các bạn trẻ người Kinh.

Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương năm 2016, chị chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và theo đuổi niềm đam mê thời trang. Là một nhà thiết kế họa tiết áo dài truyền thống vào lúc bấy giờ, Chấu Thị Nung bị cuốn hút bởi những dự án phục dựng cổ phục Việt của các bạn trẻ người Kinh. Chị cảm thấy tiếc vì giới trẻ người Mông tại Việt Nam lại chưa có dự án nào.

“Thế hệ trẻ người Mông vẫn mặc trang phục cổ truyền trong các dịp lễ hội. Tuy nhiên, phần lớn thanh niên người Mông ngày nay đều mua trang phục cách tân ở nơi khác thay vì mặc trang phục mang màu sắc và hoa văn đúng với nhóm dân tộc của họ. Nhiều người trong cộng đồng thậm chí không thể phân biệt được nhau”, Chấu Thị Nung kể.

Mỗi nhóm người Mông ở Việt Nam có thể phân biệt lẫn nhau thông qua màu sắc và chi tiết trên trang phục của họ. Người Mông quan niệm nếu không có quần áo váy bằng vải lanh, thì người chết sẽ không tìm được đường về với tổ tiên. Chấu Thị Nung giải thích rằng vì truyền thống đó, phần lớn thanh niên Mông ngày nay cho rằng chỉ có người đã qua đời mới mặc trang phục cổ bằng vải lanh. Họ cũng dần mất khả năng may trang phục theo đúng truyền thống của cộng đồng họ.

“Tôi thực hiện dự án khôi phục cổ phục Mông và sáng tạo thành một bộ sưu tập thời trang nhằm khiến giới trẻ người Mông tại Việt Nam có cái nhìn hiện đại và tân thời hơn về trang phục truyền thống của người Mông. Tôi cũng mong muốn nâng cao kiến thức của công chúng về trang phục của người Mông, xóa bỏ những quan niệm sai lầm về cách ăn mặc của các cộng đồng Mông khác nhau, cũng như đặt nền tảng cho nhiều dự án nghiên cứu và thời trang hơn về trang phục của chúng tôi”, Chấu Thị Nung giải thích động lực đằng sau dự án của mình.

Hiện tại, Chấu Thị Nung đã chuyển hướng và cống hiến toàn bộ thời gian cho mục tiêu khôi phục và lan tỏa hình ảnh cổ phục người Mông tới công chúng. Bên cạnh việc tiếp tục sưu tầm cổ phục và thực hiện các dự án thời trang tiếp theo, Nung còn kết hợp họa tiết và chất liệu truyền thống của người Mông với trang phục hiện đại thường ngày để tạo nên những sản phẩm thời trang ấn tượng.

Dung hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại là một cách bảo tồn, kế thừa và lan tỏa tinh hoa văn hóa Mông. Tuy nhiên, đây cũng là thử thách mà Chấu Thị Nung phải đương đầu bởi tính phong phú cũng như những biến đổi trong văn hóa của người Mông. Hành trình của cô gái trẻ tài năng này mới chỉ bắt đầu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw