Người dân thành phố Yên Bái trồng nghệ, thu vàng

Cây nghệ gắn liền với cuộc sống người dân thôn Trấn Ninh, xã Yên Thịnh (Thành phố Yên Bái) nhiều năm nay. Từ góc vườn trước đây bị bỏ trống, những thửa ruộng khô hạn không thể cấy lúa nay đã được phủ xanh bằng nghệ.
Cây nghệ chịu hạn, thích ứng rộng, không chỉ trồng trên đất ruộng cạn, đất vườn mà còn trồng được trên cả đất đồi không có điều kiện tưới nước, cho thu nhập cao. Cây nghệ gắn liền với cuộc sống người dân thôn Trấn Ninh, xã Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) nhiều năm nay. Từ góc vườn trước đây bị bỏ trống, những thửa ruộng khô hạn không thể cấy lúa nay đã được phủ xanh bằng cây nghệ.
Đến Trấn Ninh, đâu đâu cũng nhìn thấy nghệ, nhà ít thì 2 - 3 sào, nhà nhiều diện tích đất trồng nghệ lên đến cả mẫu, có những gia đình đã vươn lên làm giàu từ chế biến tinh bột nghệ.
Ông Tạ Văn Túc, một trong những người tiên phong trong mô hình trồng, sản xuất tinh bột nghệ ở thôn Trấn Ninh chia sẻ: "Gia đình tôi trồng nghệ từ năm 2001, lúc đó trong thôn chỉ có 3 - 4 hộ trồng nghệ để bán nghệ tươi ra thị trường. Với diện tích đất đồi, vườn trồng các loại cây như sắn, ngô… cho hiệu quả thấp, tôi đã chuyển sang trồng nghệ. Cây nghệ mang lại thu nhập cho gia đình cao gấp 3 - 4 lần so với các loại cây khác".
Thấy cây nghệ mang lại lợi ích kinh tế cao, ông Túc đã tìm hiểu thêm một số giống nghệ từ các địa phương khác đưa về trồng thử nghiệm như: Nghệ đỏ Hưng Yên, nghệ vàng (nghệ nếp) của các xã ven sông Hồng ở huyện Văn Yên (Yên Bái). Sau thời gian trồng thử nghiệm 2 giống nghệ trên, đã cho năng suất cao, đến nay đã thay thế toàn bộ các giống nghệ bản địa.
Nghệ đỏ Hưng Yên là loại củ to, có màu đỏ nhưng cho ít tinh bột, với 10kg nghệ tươi sau chế biến thu được khoảng 0,3kg tinh bột nên chủ yếu được trồng để bán nghệ tươi và làm bột nghệ thô bán cho các nhà hàng, quán ăn dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn.
Còn cây nghệ vàng (nghệ nếp) củ nhỏ, sai củ, cho hàm lượng tinh bột cao, với 10kg nghệ tươi sau chế biến thu được khoảng 0,6kg tinh bột nguyên chất.
Người dân thành phố Yên Bái trồng nghệ, thu vàng ảnh 1
Ông Tạ Văn Túc đang nghiền, sơ chế nghệ tươi. 
Cây nghệ được trồng từ tháng 1- 2 đến khoảng tháng 10 hàng năm, có thể thu hoạch củ tươi để bán cho thương lái. Khoảng háng 11 - 12 nghệ cho hàm lượng tinh bột cao, lúc đó thu hoạch đại trà đem về chế biến sẽ cho tinh bột đạt chất lượng tốt nhất.
"Năm 2021, tôi thu khoảng 13 tấn nghệ tươi, sau khi chế biến thu được 5 tạ tinh bột nghệ nguyên chất, 7 tạ bột thô. Với giá bán 150.000/kg bột thô, 300.000/kg tinh bột nghệ, sau khi trừ hết chi phí tôi thu về khoảng 120 triệu đồng", ông Túc phấn khởi.
Ngoài chế biến tinh bột nghệ của gia đình, hàng năm ông Túc còn đi chế biến thuê cho những hộ gia đình trồng nghệ trong vùng mà chưa có máy chế biến.
Chị Nguyễn Thị Kim Cương ở thôn Trấn Ninh (xã Tân Thịnh) cho biết: "Cây nghệ có khả năng chịu hạn cao, thích ứng rộng, không chỉ trồng trên đất ruộng cạn, đất vườn mà còn trồng được trên cả đất đồi không có điều kiện tưới nước. Hiện tại, gia đình tôi trồng khoảng 5 sào, mỗi năm thu khoảng 7 tấn nghệ tươi, sau chế biến thu khoảng 3 tạ tinh bột, bán với giá 300.000/kg, sau khi trừ chi phí tôi thu về khoảng 70 triệu đồng. Thấy giá trị kinh tế cây nghệ mang lại cao, mọi người trong thôn cũng chuyển đổi các loại cây trồng sang trồng nghệ".
Ông Trung Hải Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: Sản phẩm tinh bột nghệ của xã Tân Thịnh đã được đăng ký là sản phẩm OCOP 3 sao. Trên địa bàn xã có HTX Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp Tân Thịnh tham gia vào quá trình trồng, chăm sóc và chế biến tinh bột nghệ. Đến nay, HTX có 17 thành viên với diện tích nghệ khoảng 10ha. Năm 2021, toàn xã thu được khoảng 15.000 tấn nghệ tươi, sau khi chế biến cho ra khoảng 9 tấn tinh bột nghệ nguyên chất.
Để chế biến cho ra sản phẩm bột nghệ, mặc dù không vất vả nhưng đòi hỏi rất tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và trải qua 7 công đoạn. Để có được tinh bột nghệ đạt chất lượng tốt nhất, sau khi nghiền vắt lấy nước, tiến hành ngâm, khoảng 4 - 5 tiếng thay nước một lần, mất khoảng năm lần lọc nước sẽ thu được sản phẩn là tinh bột nghệ nguyên chất. Sau đó, bột nghệ phải được phơi trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mới đảm bảo chất lượng, màu sắc đẹp.
Người dân thành phố Yên Bái trồng nghệ, thu vàng ảnh 2
Nghệ được đem đi sấy để đảm bảo chất lượng tốt nhất. 
Để giữ được màu sắc, thời gian cất trữ được lâu, tinh bột nghệ thường được đem đi sấy bằng máy, sau đó bọc trong bao, lọ kín và có thể để được cả năm mà không sợ bị hỏng.
Tinh bột nghệ có công dụng như: chống viêm và ngăn ngừa các bệnh viêm da mãn tính, tốt cho quá trình tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa và chống lại bệnh tiểu đường...  Tinh bột nghệ dễ làm, có giá bán cao, tốn ít chi phí và công lao động nên một số xã như Y Can, Quy Mông…của huyện Trấn Yên người dân cũng trồng và chế biến tinh bột nghệ, mang lại thu nhập khá cao.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn là nơi lưu giữ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất khu vực Tây Bắc, với hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài đặc hữu. Những năm qua, với nỗ lực của ngành chức năng và chính quyền địa phương, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn có chuyển biến tích cực, khẳng định vai trò rừng đặc dụng trong chiến lược phát triển bền vững.

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc, đề xuất áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp Capital Gain Tax (CGT) - tức chỉ thu thuế khi nhà đầu tư có lãi từ giao dịch chuyển nhượng chứng khoán.

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chiều 15-7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), thành phố Hải Phòng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới” tại Trung tâm Hội nghị biểu diễn thành phố.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc quyết liệt chỉ đạo, gỡ "nút thắt" cho Dự án đường dây 500kV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm các "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kV

Ngày 15/7, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa và làm việc tại các xã Cảm Nhân, Yên Thành và xã Thác Bà nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

fb yt zl tw