Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Đầu năm 1952, Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320) chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tiến vào Thái Bình, cùng nhân dân vùng hậu địch đánh giặc Pháp. Đồn bốt, tháp canh của địch bị nhổ hàng loạt, những binh đoàn cơ động mạnh bị thất bại trong các trận càn. Bọn lính Pháp, vệ sĩ, lê dương, bảo an, tề ngụy tan rã từng mảng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cũng như các làng khác ở vùng này, làng Thọ Cách, xã An Thọ, huyện Thụy Anh (nay là xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy) được giải phóng. Đây là quê hương nơi chôn rau, cắt rốn của anh thanh niên Nguyễn Đức Nhứ. Phấn khởi như chim sổ lồng, Nhứ cùng đông đảo trai làng náo nức tòng quân. Nhứ được nhận vào Đại đội 52, Tiểu đoàn 346, Trung đoàn 57, Đại đoàn 304. Sau mấy tháng huấn luyện, Nhứ được tham gia Chiến dịch Hòa Bình, là xạ thủ súng trung liên Bờrennô.

Vào những ngày giáp Tết Giáp Ngọ (1954), đơn vị Nhứ được lệnh hành quân đi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trời rét cắt da cắt thịt, áo quần không đủ ấm, ăn uống kham khổ, thiếu thốn… Nhưng tinh thần toàn đơn vị hào hứng được có mặt trong một chiến dịch lớn. Công việc hằng ngày rất khẩn trương: Đào hầm trú quân, hầm chiến đấu, hầm đặt pháo, làm trận địa giả, chặt cây, bổ củi, vận chuyển gạo muối.., chạy đua với thời gian cho kịp ngày giờ mở màn chiến dịch. Nhận những món quà nhân dân gửi đến: Bánh chưng, thuốc lá, thuốc lào, bánh kẹo.., bộ đội mới chợt nhớ ra là Tết đã đến và hiểu rằng hậu phương đang gửi gắm niềm tin, ngóng trông, chờ đợi bộ đội chiến thắng, lập công.

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị tiêu diệt ngay trong ngày 13-3-1954, ngày mở đầu chiến dịch. Ảnh tư liệu

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị tiêu diệt ngay trong ngày 13-3-1954, ngày mở đầu chiến dịch. Ảnh tư liệu

Mở đầu chiến dịch, đơn vị Nhứ được giao nhiệm vụ diệt địch ở cứ điểm đồi Him Lam. Vòng vây chiến hào ngày càng thít chặt bọn giặc trong các boong ke, lô cốt. Nhiều lần chúng nống ra nhưng bị đánh bật trở lại và bị thương vong nặng nề.

Lần lượt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bị tiêu diệt; Bản Kéo đầu hàng. Viên tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ tự sát. Cánh cửa vào khu trung tâm đã mở. Khẩu trung liên do Nhứ làm xạ thủ chính, đã góp phần lập chiến công trong các trận mở đầu. Tiểu đội của anh Nhứ có hai đồng đội đã nằm lại, sau này an táng ở nghĩa trang đồi Độc Lập.

Đơn vị của Nhứ ra vòng ngoài chấn chỉnh đội ngũ, nghỉ ngơi ít ngày rồi chuyển sang chiến đấu ở khu đồi A1. Đại đội của Nhứ phối hợp với bộ đội công binh, ngày đêm vừa đào khoét hầm dưới tầng sâu, vừa chiến đấu với bọn địch nống ra. Căn hầm cứ mỗi ngày dài thêm, thọc sâu vào lô cốt A1, từng quãng có hầm nhánh chọc lỗ thông hơi lấy ánh sáng và không khí. Kẻ địch dù biết nhưng đành bất lực vô hiệu hóa pháo của chúng. Hầm ngày càng sâu, càng xa, bộ đội ta dùng những cánh vải dù của địch thả lạc ra ngoài hàng rào khâu thành bao, xúc đất vào bao rồi buộc dây, phát tín hiệu cho người ngoài cửa hầm kéo đất đá ra đổ vào rừng.

Công việc cứ như thế, bao nhiêu ngày đêm, Nhứ không nhớ rõ. Hầm đào xong, chuyển bộc phá vào, từng bọc từng bọc, chuyển mãi, chuyển mãi. Sau này mới biết tất cả là một tấn thuốc nổ đưa vào hầm, sát chân lô cốt trung tâm đồi A1. Lệnh khẩn cấp: "Tất cả khẩn trương ra khỏi hầm và vượt xa cửa". Mấy chục phút sau một tiếng nổ ùng ục, nghe rất nặng chấn động núi rừng, tưởng chừng quả đồi nứt toác. Đó là tiếng nổ của 1.000 kg bộc phá mà chính Nhứ đã góp sức chuyển vào hầm. Tiếng súng, tiếng gào rú của xe tăng địch im bặt. Lúc ấy là tảng sáng ngày 7-5-1954.

Cứ điểm đồi A1, yết hầu của địch đã bị đánh sập. Sân bay, cầu Mường Thanh và Sở chỉ huy của De Castries chịu chung số phận vào lúc 17 giờ cùng ngày. Trên đồi A1, lô cốt bê tông cốt sắt bị nứt, chiếc xe tăng nằm gục trước cửa hầm là những dấu hiệu của chiến tích "Tiếng nổ ngàn cân". Trong trận này, Nhứ bị chấn động thần kinh rất mạnh, ù tai nhức đầu, hơn chục năm sau anh bị điếc hẳn.

Chiều và đêm ngày 7-5-1954, tiếng bom đạn, máy bay, xe tăng địch im bặt. Thay vào đó là tiếng reo hò như sấm dậy vang động núi rừng. Bộ đội, dân công, đồng bào các dân tộc, ôm nhau mừng vui khôn xiết. Núi rừng như chật lại, lửa đỏ sáng rực trời Điện Biên soi rõ cảnh vật, cả núi rừng Tây Bắc đêm nay không ngủ mừng trận Đại thắng.

(trích trong sách "Âm vang Điện Biên", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004)

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Sáng 24/4, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự - ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát năm 2024. Đại tá Phạm Hùng Hưng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì hội nghị.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía Đông, chiến trường nhiều lúc gẫn như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này không đáng sợ so với những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch xung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử "con nhím Điện Biên Phủ".

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8, ngày 12/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước đã đến thăm Đại đội 27, Lữ đoàn Biên phòng 314 ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8: Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam -Trung Quốc lần thứ 8, sáng 12/4, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham gia các hoạt động giao lưu hữu nghị.

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 11/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Thực hiện chủ trương tác chiến sắp tới do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đề ra: "Tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây sát gần địch hơn nữa, đánh chiếm thêm một số vị trí quan trọng nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây.

Những dấu ấn nổi bật

Công tác đối ngoại biên phòng Lào Cai: Những dấu ấn nổi bật

Xác định công tác đối ngoại biên phòng là một biện pháp quan trọng trong công tác biên phòng, trực tiếp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo được dấu ấn nổi bật.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw