Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 13/4/1954, ta cho kẻ thù nếm những đòn cay đắng nhất

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã viết: Hằng ngày, ở Sở Chỉ huy, khi nghe báo cáo số quân địch chết vì bị bắn tỉa, số lương thực, đạn dược thả dù mà bộ đội ta đoạt được, tôi lại nghĩ, ta đang cho kẻ thù nếm những đòn cay đắng nhất.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Về phía địch: 15 giờ ngày 13/4/1954, một máy bay oanh tạc B26 của địch đã ném bom trúng vào chỗ binh lính của chúng đang chiếm đóng ở phía Bắc khu trung tâm Mường Thanh. Sau trận ném bom nhầm này, quân địch còn lại ở Điện Biên Phủ càng hoang mang hoảng sợ.

Về phía ta: Bộ Chỉ huy Chiến dịch chỉ thị cho các đại đoàn phải dùng phân đội nhỏ đánh lấn kết hợp với công kiên thường.

Trong thời gian này, chẳng những bộ đội ta đã liên tục dùng lực lượng nhỏ vây ép đánh lấn địch dưới mặt đất mà việc bắn máy bay triệt nguồn tiếp tế, tiếp viện của địch cũng được chú ý tăng cường. Lực lượng pháo cao xạ của Đại đoàn 351 đã cùng với các đơn vị súng máy phòng không của các đại đoàn bộ binh tạo thành một hệ thống lưới lửa khống chế bầu trời Điện Biên Phủ trong tầm cao từ 3km trở xuống. Không ngày nào là không có máy bay địch bị bắn rơi hoặc bị thương. Máy bay phải thả dù từ độ cao 3km nên một phần ba số dù đó đã rơi vào khu vực trận địa của ta. Việc nhặt dù, đoạt dù tiếp tế của địch đã trở thành một phong trào sôi nổi ở khắp các đơn vị và ta đã thu được khá nhiều đạn dược các loại, nhất là đạn lựu pháo 105mm, đạn cối 120mm, 81mm cùng nhiều lương thực, thuốc men. Chỉ riêng Trung đoàn 57 tại Hồng Cúm trong 15 ngày đã đoạt được của địch 120 tấn đạn dược và lương thực.

Một đơn vị súng máy yểm trợ cho lực lượng xung kích tiến đánh khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu TTXVN

Một đơn vị súng máy yểm trợ cho lực lượng xung kích tiến đánh khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu TTXVN

Phong trào "bắn tỉa săn Tây" cũng phát triển mạnh, gây nhiều thiệt hại cho địch. Mọi loại súng lớn nhỏ đều được bộ đội ta đưa vào tham gia bắn tỉa làm cho tinh thần địch rất căng thẳng. Chỉ riêng trong nửa cuối tháng 4, các chiến sĩ bắn tỉa của Trung đoàn 57 đã tiêu diệt được 100 tên địch, các chiến sĩ bắn tỉa của Đại đoàn 312 tiêu diệt 110 tên và làm bị thương hơn 40 tên khác. Các Đại đoàn 308, 316 cũng đạt được kết quả tương tự. Kỷ lục bắn tỉa cao nhất thuộc về đồng chí Lục Văn Thông, trong một ngày diệt được 30 tên địch. Những tân binh được các chiến sĩ cũ kèm cặp rèn luyện về chiến thuật và bắn súng trong thực tế chiến đấu ngay trên chiến hào. Họ đều tiến bộ rất nhanh. Có những người sau một thời gian ngắn đã biết sử dụng tất cả các loại súng và trở thành thiện xạ.

Các khẩu đội sơn pháo 75mm mới được đưa vào chiếm lĩnh trận địa ở đồi D, E thường xuyên chúc nòng bắn thẳng vào khu trung tâm làm binh lính địch vô cùng kinh hoàng. Một buổi sớm, trong một trận đấu pháo không cân sức, Đại đội sơn pháo 75mm bố trí trên đồi E mặc dù chỉ còn lại một khẩu đội của đồng chí Phùng Văn Khầu vẫn kiên cường tiếp tục chiến đấu, liên tục bắn hỏng bốn khẩu lựu pháo 105mm của địch dưới trận địa trung tâm Mường Thanh.

Tù binh Pháp bị quân ta bắt trong đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu TTXVN

Tù binh Pháp bị quân ta bắt trong đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu TTXVN

Trong cuốn Hồi ký "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã viết: "Trên đồi A1, các chiến sĩ thu được những bao tải nặng trịch bên trong chứa toàn cát. Chúng cũng được việc cho ta. Một lần Tiểu đoàn trưởng thấy bên ngoài bao có chữ "Sucre", vội ngăn không cho anh em đưa ra làm công sự. Chọc lưỡi lê vào bao, rõ ràng là đường trắng, một thứ của quý đối với bộ đội ở mặt trận. Có những thứ hàng mà không ai nghĩ tới. Một chiếc dù mang toàn những cây nước đá. Đây là thứ hàng không thể bỏ vào kho lâu ngày. Anh em đập đá ra chia nhau rửa mặt mũi, chân tay, thậm chí tắm. Có chiếc dù mang theo toàn rau tươi: Sa lát, hành tây, tỏi tây và cả húng Láng. Những người từ Hà Nội tham gia chiến dịch lại có dịp nhớ tới những vườn rau ngoại thành.

Tiểu đoàn 225 lượm được một dù toàn sách báo, trong một gói có hai cuốn tiểu thuyết và lá thư của vợ De Castries gửi cho chồng. Đơn vị xin ý kiến Bộ Chỉ huy mặt trận cách xử lý với lá thư. Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm nói nên chuyển lại cho De Castries. Ta thông báo trên bộ đàm, chỉ một giờ sau, đúng theo quy ước, một tên lính Pháp mang cờ trắng tới điểm hẹn, nhận lá thư và hai cuốn sách đem về Mường Thanh.

Hằng ngày, ở Sở Chỉ huy, khi nghe báo cáo số quân địch chết vì bị bắn tỉa, số lương thực, đạn dược thả dù mà bộ đội ta đoạt được, tôi lại nghĩ, ta đang cho kẻ thù nếm những đòn cay đắng nhất. Quả như vậy, với cách đánh này, ta đang giành thắng lợi mà không tổn phí nhiều xương máu của chiến sĩ, không phải tiêu thụ nhiều đạn dược. Mỗi thứ chiến lợi phẩm này đều có những tác động khác nhau, vừa khiến cho kẻ địch đã khốn khó càng khốn khó thêm, vừa mang lại những cái ta đang cần, biến thành sức mạnh của ta và tiếp tục giáng xuống đầu quân địch, lại đỡ công chuyên chở nhiều ngày trên những chặng đường lửa.

Máy bay địch tăng cường ném bom dữ dội. Nhiều vị trí trú quân bị bom địch làm trụi hết cây cỏ. Một buổi, nghe tin địch thả bom vào khu vực đoàn bộ của Đại đoàn 316 liền trong một giờ, tôi gọi điện thoại cho anh Lê Quảng Ba, hỏi thăm tình hình thiệt hại. Anh Ba vui vẻ trả lời: "Báo cáo anh, không có việc gì cả, chỉ cháy mất cái quần đùi của một cậu phơi trên nóc hầm". Tối hôm đó địch đưa tin: "Trận oanh tạc trong ngày tại Điện Biên Phủ đã tiêu diệt Việt Minh được 1.200 người".

(lược trích)

1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập Hồi ký, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010.

2. Đại tướng Hoàng Văn Thái: Tổng tập, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007.

3. Chiến dịch Điện Biên Phủ-Sự kiện và con số/Nguyễn Văn Thiết-Lê Xuân Thành, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014.

4. Điện Biên Phủ - nhìn từ hai phía, Nxb Thanh Niên, 2004.

5. Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử/Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2018.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Sáng 24/4, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự - ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát năm 2024. Đại tá Phạm Hùng Hưng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì hội nghị.

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Đầu năm 1952, Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320) chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tiến vào Thái Bình, cùng nhân dân vùng hậu địch đánh giặc Pháp. Đồn bốt, tháp canh của địch bị nhổ hàng loạt, những binh đoàn cơ động mạnh bị thất bại trong các trận càn. Bọn lính Pháp, vệ sĩ, lê dương, bảo an, tề ngụy tan rã từng mảng.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía Đông, chiến trường nhiều lúc gẫn như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này không đáng sợ so với những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch xung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử "con nhím Điện Biên Phủ".

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8, ngày 12/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước đã đến thăm Đại đội 27, Lữ đoàn Biên phòng 314 ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8: Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam -Trung Quốc lần thứ 8, sáng 12/4, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham gia các hoạt động giao lưu hữu nghị.

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 11/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Thực hiện chủ trương tác chiến sắp tới do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đề ra: "Tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây sát gần địch hơn nữa, đánh chiếm thêm một số vị trí quan trọng nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây.

Những dấu ấn nổi bật

Công tác đối ngoại biên phòng Lào Cai: Những dấu ấn nổi bật

Xác định công tác đối ngoại biên phòng là một biện pháp quan trọng trong công tác biên phòng, trực tiếp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo được dấu ấn nổi bật.

fb yt zl tw