Ngược miền biên ải

Người dân nơi đây luôn đoàn kết đi lên từ gian khổ, nghèo đói, viết nên câu chuyện huyền thoại hóa rồng "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt".

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chúng tôi có chuyến thăm miền biên ải Lũng Pô vào một ngày cuối năm Quý Mão 2023. Từ trung tâm huyện đi chừng hơn 60 km đường quanh co qua các xã: Bản Qua, Trịnh Tường, Nậm Chạc, chúng tôi có mặt tại A Mú Sung (Bát Xát).

LP82241.jpg
Cột cờ Lũng Pô sừng sững giữa đất trời biên cương với lá đại kỳ bay phấp phới trong nắng và gió.

Được sự giúp đỡ của anh Hoàng Công Kiều, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bát Xát và một số cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung, Trạm Biên phòng Lũng Pô, chúng tôi thực hiện cuộc hành trình trải nghiệm công trình xây dựng cột cờ, cột mốc 92 và cuộc sống của bà con các dân tộc thôn Lũng Pô. Từ cửa Trạm Biên phòng nhìn ra phía trước, cột cờ Lũng Pô hiện ra sừng sững giữa đất trời biên cương với lá đại kỳ bay phấp phới trong nắng và gió. Chúng tôi leo qua 125 bậc thang để lên đỉnh phần thân cột cờ trong một ngày nắng đẹp, trước mắt là hình sông, thế núi của miền biên viễn nơi địa đầu Tổ quốc. Nhìn từ trên cao xuống con suối giống như một dải lụa xanh làm nền tô đẹp thêm những tấm ảnh lưu niệm của mỗi người.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đây là con suối bắt nguồn từ dãy Nhìu Cồ San với điểm khởi đầu là thôn Hồng Ngài thuộc xã Y Tý. Dòng suối chảy đến một khe đá tự nhiên sâu hun hút tạo ngăn cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Trên toàn tuyến tiếp giáp giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có duy nhất cây cầu biên giới bắc qua khe đá chỉ hơn 1 m (gọi là cầu Thiên Sinh). Trước kia, người dân biên giới qua lại hai bên bằng cầu đá, rồi cầu gỗ, ngày nay do nhu cầu phát triển, đôi bên đã xây cầu bê tông cốt sắt có bề mặt rộng chừng hơn 2 m, ở ngay vị trí đầu cầu là cột mốc biên giới mang số hiệu 87. Ở độ cao hơn trăm mét, con suối trượt dài trên bề mặt những tảng đá lớn, nhỏ, rồi chảy vào nội địa qua các xã: Y Tý, A Lù, A Mú Sung. Có một điều đặc biệt, khi dòng suối chảy đến địa phận xã A Mú Sung lại trở thành ranh giới tự nhiên chia đường phân thủy hai nước Việt - Trung.

Với sự hiểu biết của mình, anh Hoàng Công Kiều kể thêm về truyền thuyết thời xa xưa trong trí tưởng tượng của người dân địa phương khi nhìn con suối giống như hình thù con rồng. Người xưa quan niệm rồng là con của trời, có thể gây mưa, mang đến cho mùa màng no đủ, cây cối xanh tốt, ban phát sự tốt lành cho trần gian. Rồng là loài vật biểu tượng của sức mạnh vô biên, giúp con người làm ăn phát đạt, thu hút tài lộc. Trong đời sống tâm linh của người dân, con rồng còn có khả năng diệt trừ cái xấu, hóa giải tà khí. Cũng theo quan niệm đó, phần con suối uốn lượn ôm lấy dải đất nhô ra sát mép sông Hồng, nơi giao thoa của hai dòng nước giống như hình thù đầu rồng. Bởi vậy, người xưa mới đặt tên là Loóng Pùa hay Long Pò (nghĩa là Đầu Rồng). Phiên âm sang tiếng Việt tên gọi Loóng Pùa, Long Pò có nghĩa là Lũng Pô, ngày nay thuộc xã biên giới A Mú Sung, huyện Bát Xát.

Từ Lũng Pô, dòng sông biên giới - sông Hồng đỏ nặng phù sa chảy đất Việt với chiều dài hơn 500 km mang nhiều tên gọi khác nhau: Sông Hoàng Hà, sông Cái. Đoạn chảy từ Lũng Pô về đến Việt Trì giao thoa với sông Lô có cái tên rất thơ, ấy là sông Thao. Từ Việt Trì - nơi ngã ba sông xuôi về Hà Nội lại mang tên Nhị Hà (hoặc Nhĩ Hà theo âm vựng địa phương)… Dọc đôi bờ sông Hồng làm nên cả một nền văn minh lúa nước rực rỡ với bạt ngàn châu thổ màu mỡ trước khi đổ ra biển. Chúng tôi đến vị trí ngã 3 Lũng Pô và được chạm chân vào mép nước sông, suối biên giới, tay sờ cột mốc mang số hiệu 92; được mắt thấy, tai nghe, trong mỗi chúng tôi ai cũng trào dâng những cảm xúc, nghĩ suy và niềm tự hào về những con người đã dũng cảm chiến đấu, chấp nhận gian khổ, hy sinh để bảo vệ từng tấc đất nơi hồn thiêng sông, núi. Chính từ nơi này đã giúp nhà thơ Dương Soái và cố nhạc sỹ Thuận Yến có được tình cảm sâu nặng với miền biên ải để rồi cùng nhau cho ra đời tác phẩm âm nhạc đi cùng năm tháng - Gửi em ở cuối sông Hồng.

Trước khi kết thúc hành trình ngược miền biên ải, chúng tôi dành nhiều thời gian khám phá cuộc sống của cư dân biên giới Lũng Pô. Rảo bước trên dải biên cương, gặp gỡ, trao đổi với anh Tẩn Sành Phú, Trưởng thôn và già làng Ma Seo Páo (nguyên Trưởng thôn Lũng Pô đầu tiên), chúng tôi hiểu thêm về chặng đường phát triển vùng đất này. Năm 2007, thực hiện chương trình di dân ra biên giới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai, nơi đây đã lập thôn Lũng Pô. Đây là nơi định cư của hàng chục hộ dân người Mông, người Dao ở các xã của huyện Bát Xát và một số hộ dân người Mông thuộc xã Dìn Chin và Tả Gia Khâu của huyện Mường Khương. Ðoàn Kinh tế Quốc phòng 345 đã triển khai giao đất, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trồng rừng phát triển kinh tế, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa giữ nguồn nước phục vụ sản xuất. Để giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư các công trình điện, đường, trường, trạm; hỗ trợ về cây, con giống mới và kỹ thuật nuôi trồng tạo sinh kế cho người dân. Bộ đội biên phòng là điểm tựa ban đầu cho bà con từ khi mới đặt chân đến Lũng Pô định canh, định cư và lập nghiệp. Đồn A Mú Sung tham mưu, phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền xã giúp bà con làm nhà ở, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống lâu dài.

Trao đổi thêm với chúng tôi, Bí thư Chi bộ thôn là Ma Seo Lằng cho biết: Đến nay, sau hơn 15 năm, tuy là thôn thành lập sau cùng nhưng lại được xã, huyện đánh giá là điểm sáng về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Trong thôn không còn hộ đói, số hộ nghèo đa chiều chỉ còn 37/85 hộ; không còn nhà tạm, nhà dột nát, các hủ tục dần được xóa bỏ, nhà nào cũng có xe máy, tivi. Nhiều hộ xây được nhà kiên cố, một số gia đình còn mua ôtô tải để vận chuyển hàng hóa. Trên địa bàn thôn Lũng Pô xuất hiện nhiều mô hình nông dân sản xuất, chăn nuôi tiêu biểu được bà con học tập làm theo. Điển hình như hộ gia đình chị Lò Mùi Khé, dân tộc Dao với mô hình chăn nuôi lợn, gà bản địa thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/năm; gia đình Ly Seo Phẳng, Lù Seo Tỉn, dân tộc Mông với mô hình trồng cây ăn quả thu nhập bình quân hơn 250 triệu đồng/năm… Chi bộ thôn Lũng Pô hiện có 13 đảng viên, hằng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có gia đình đảng viên thuộc diện nghèo. Thôn Lũng Pô đạt chuẩn thôn kiểu mẫu từ năm 2021.

Chia tay mảnh đất Loóng Pùa - Long Pò - Lũng Pô, chúng tôi hiểu được người dân biên cương đã cùng nhau đoàn kết đi lên từ gian khổ, nghèo đói; viết nên câu chuyện huyền thoại hóa rồng "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt". Mấy cành đào trong vườn, trước sân nhà người dân thôn biên giới Lũng Pô đang hé nụ, bật chồi biếc tràn đầy sức xuân…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đuối nước trẻ em - nguy cơ thường trực khi hè đến

Đuối nước trẻ em - nguy cơ thường trực khi hè đến

Mới đầu hè nhưng gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em tại các tỉnh, thành phố. Dù đã có nhiều cảnh báo từ phía nhà trường, chính quyền địa phương nhưng do sự lơ là, chủ quan, bất cẩn… đã dẫn đến những vụ việc đau lòng. Do đó, ngoài sự vào cuộc của hệ thống chính trị, quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, giám sát từ chính mỗi gia đình.

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Sáng 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam diễn ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).

BHXH Việt Nam: Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước

BHXH Việt Nam: Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Đảng và Nhà nước với chủ đề: “BHXH Việt Nam - Trụ cột an sinh xã hội”. Đây là sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02/1995 - 16/02/2025).

Về thăm Lăng Bác

Về thăm Lăng Bác

Thăm Lăng Bác tại Ba Đình (Hà Nội) có lẽ là ước mơ của hàng triệu người con đất Việt. Tôi luôn nhớ, từ khi là đội viên, tham gia công tác đội, lần đầu được đọc phút sinh hoạt truyền thống, những dòng thơ “Bác Hồ ơi! Chúng cháu đã về đây/Những đứa cháu ngoan đứng sum vầy/Dưới chân dung Bác lòng thanh thản/Thành tích nở hoa khăn đỏ bay” khiến tôi vô cùng xúc động, tự hứa với bản thân sẽ nỗ lực, phấn đấu để có cơ hội được đứng trong dòng người vào Lăng viếng Bác, báo công.

Lào Cai có 1 sản phẩm đoạt giải chuyên đề Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội"

Lào Cai có 1 sản phẩm đoạt giải chuyên đề Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội"

Đó là sản phẩm: Kết hợp sử dụng Google form, Canva, quét mã QR trong sinh hoạt chuyên đề “Tuyên truyền cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” gắn với xây dựng đô thị văn minh” của chị Lương Thúy Nga, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Sa Pa, thị xã Sa Pa.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Sáng 18/5, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì. Đây là giải cao nhất mà học sinh Việt Nam giành được sau 12 năm kể từ khi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được tổ chức trên phạm vi cả nước và tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế từ năm 2013 đến nay.

Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, xác định đo lường chất lượng là một trong những công cụ, giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Trong thời gian tới, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cùng sở y tế các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tiếp tục tăng cường các biện pháp để kiểm soát tốt chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024. Công tác này dựa trên tinh thần bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

fb yt zl tw