“Ngọn lửa đỏ” ở Hồng Ngài

LCĐT - Lần này lên xã Y Tý (huyện Bát Xát) với dự định vào Hồng Ngài, tôi vẫn có chút ngần ngại khi nghĩ tới chặng đường gập ghềnh, lầy lội hơn 20 km. Anh Ngô Quốc Cường, Bí thư Đảng ủy xã Y Tý tươi cười bảo: Đường vào Hồng Ngài đang được đổ bê tông, hôm nay trời nắng, đi lại sẽ thuận lợi hơn. Hồng Ngài giờ đổi thay nhiều lắm, tất cả đều nhờ sự năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên của những cán bộ, đảng viên trẻ người Mông, mà tiêu biểu là Vàng Sáo, Bí thư Chi bộ thôn.

Bí thư chi bộ Vàng Sáo (áo kẻ đen) bên vườn sâm đất trồng ở Hồng Ngài. Ảnh: TL
Bí thư chi bộ Vàng Sáo (áo kẻ đen) bên vườn sâm đất trồng ở Hồng Ngài.          Ảnh: TL

Lời giới thiệu của Bí thư Đảng ủy xã tạo thêm động lực cho tôi trở lại Hồng Ngài. Vượt qua đoạn đường khó, từ thôn Sim San vào Hồng Ngài, nhiều đoạn đường đang được đổ bê tông. Ngay đầu thôn, tôi gặp một tốp thanh niên đang tất bật với xi măng, cát, sỏi để xây rãnh thoát nước. Tôi nhận ra chàng trai trẻ Vàng Sáo, con ông Vàng Dùa, nguyên Bí thư Chi bộ thôn Hồng Ngài, giờ đã được cán bộ, đảng viên tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, tiếp nối công việc của bố. Gặp tôi, Sáo dừng tay vồn vã: Anh vào nhà kia uống nước đợi em chút nhé! Rót chén nước chè, Sáo bảo mùa này bà con vừa gặt xong, lại dịch bệnh phức tạp, ở nhà ít việc làm nên em đề xuất với xã nhận làm công trình rãnh thoát nước đoạn đường này, cũng là giúp thanh niên trong thôn có thêm thu nhập.

Hỏi chuyện về thôn, Vàng Sáo cho biết Hồng Ngài hiện có 65 hộ với gần 350 nhân khẩu. So với trước, đời sống bà con ấm no hơn, diện mạo thôn cũng thay đổi nhiều nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Nét nổi bật là hơn 2 km đường trục xã đã hoàn thành đổ bê tông, thời gian tới, bà con đăng ký làm đường liên gia để đi lại thuận tiện hơn. Từ năm 2020 đến nay, trong thôn có 8 hộ xây nhà cấp 4 và nhà 2 tầng khang trang.

Về câu chuyện phát triển kinh tế, Vàng Sáo chia sẻ: Trước đây, người dân Hồng Ngài sống nhờ thảo quả, khá giả cũng nhờ cây trồng này, có hộ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, nhưng mấy năm qua do ảnh hưởng của mưa tuyết nên cây bị chết nhiều, quả ít, giá lại thấp, nguồn thu từ thảo quả không cao như trước. Ngành lâm nghiệp cũng tuyên truyền bà con không mở rộng diện tích thảo quả để bảo vệ rừng, vì thế phải tìm cách chuyển đổi sang mô hình khác.

3 năm trở lại đây, thấy người Mông ở Phìn Hồ, Phan Cán Sử, người Hà Nhì ở Mò Phú Chải, Lao Chải trồng cây sâm đất (hoàng sin cô) bán được giá, Vàng Sáo tiên phong trồng thử nghiệm 3.000 m2 và thu được hơn 3 tấn củ, bán được hơn 20 triệu đồng. Năm 2019 và 2020, anh vận động bà con trong thôn trồng sâm đất, thu hoạch khoảng 70 tấn củ, bán được 500 triệu đồng. Nhờ nguồn thu này, riêng năm 2020, Hồng Ngài có 10 hộ thoát nghèo. Năm 2021, đồng bào Mông ở Hồng Ngài tiếp tục mở rộng diện tích trồng sâm đất với tổng diện tích khoảng 15 ha, nếu thời tiết thuận lợi, sâm phát triển tốt sẽ cho thu 150 tấn củ. Phấn khởi vì năm nay sản lượng củ sâm sẽ tăng, nhưng Vàng Sáo cũng lo lắng vì tình hình dịch Covid-19 vẫn phức tạp, có thể ảnh hưởng tới giá cả và đầu ra cho củ sâm đất.

Là thôn xa xôi nhất xã Y Tý, hiện nay Hồng Ngài vẫn còn 9 hộ nghèo. Nuôi con gì, trồng cây gì để đồng bào Mông ở Hồng Ngài giảm nghèo bền vững, cho thu nhập cao? Câu hỏi này luôn thường trực trong suy nghĩ của Bí thư Chi bộ Vàng Sáo. Sau những lần họp chi bộ bàn kế thoát nghèo cho bà con, đúng lúc huyện Bát Xát phát động mô hình nuôi ngựa, thấy phù hợp với điều kiện ở Hồng Ngài, Vàng Sáo cùng với Trưởng thôn trẻ là Vàng A Sáu (sinh năm 1997) quyết tâm thực hiện mô hình này. 2 “lá cờ đầu” của thôn vận động thêm 3 thanh niên khác là Lý A Sì, Vàng A Trẻ, Vàng A Giống tham gia, vay 500 triệu đồng mua gần 20 con ngựa, sau đó làm chuồng trại đảm bảo an toàn cho đàn ngựa.

Trong chuyến công tác trước đây đến Hồng Ngài, tôi đã rất ngưỡng mộ gia đình ông Vàng Dùa, Bí thư Chi bộ thôn Hồng Ngài về những đột phá trong phát triển kinh tế. Ngày đó, Vàng Sáo còn đi học, ông Vàng Dùa đã có đàn trâu tới chục con, mỗi năm thu hoạch cả tấn thảo quả, là gia đình người Mông có kinh tế khá nhất thôn. Giờ đây, khi Vàng Sáo làm Bí thư Chi bộ và lập gia đình, ra ở riêng, anh cũng phát huy được sự năng động, sáng tạo, chịu khó học hỏi, trở thành đảng viên trẻ tiêu biểu của thôn.

Cô gái người Mông xinh đẹp quê ở Bắc Hà là Sùng Thị Như, sinh năm 1993 đã yêu và theo Vàng Sáo sang Hồng Ngài xa xôi, chịu thương chịu khó cùng chồng phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, năm 2017, Như vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng và hiện là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hồng Ngài. Dù công việc vất vả nhưng Như lúc nào cũng vui tươi, lạc quan, vượt lên khó khăn. Thuận vợ, thuận chồng, gia đình đảng viên trẻ Vàng Sáo từng bước vươn lên trở thành tấm gương sáng để bà con trong xã học tập và làm theo.

Tôi cũng không quá bất ngờ khi biết gia đình Bí thư Chi bộ Vàng Sáo hiện có 8 con trâu, 7 con ngựa, thu nhập hằng năm hơn 200 triệu đồng. Dẫn tôi đi thăm mô hình chăn nuôi của gia đình, Vàng Sáo bảo Hồng Ngài mùa đông rất lạnh, con ngựa chịu lạnh tốt hơn trâu, lại ít bị bệnh nên từ lâu đã được các gia đình người Mông nuôi để chở ngô, chở thóc. Hồng Ngài hiện có 80 con ngựa và 150 con trâu. Thời gian tới, cùng với duy trì số lượng đàn trâu, Sáo sẽ tích cực tuyên truyền bà con tập trung  nuôi ngựa sinh sản và ngựa thịt để cung cấp cho thị trường. “Y Tý ngày càng phát triển du lịch, chắc chắn thịt ngựa, thịt trâu sẽ là món ăn đặc sản phục vụ du khách và mô hình chăn nuôi đại gia súc sẽ giúp đồng bào Mông ở Hồng Ngài có cuộc sống ấm no hơn”, Vàng Sáo khẳng định.

Buổi chiều muộn, hoàng hôn phủ một màu vàng như mỡ gà lên rừng núi Hồng Ngài và tiết trời trở lạnh hơn. Lúc chia tay Vàng Sáo, nhìn ánh mắt đầy khát vọng giống như ngọn lửa đỏ và nụ cười tự tin của bí thư chi bộ trẻ người Mông ở mảnh đất biên cương xa xôi, tôi tin rằng những dự định, kế hoạch của anh sẽ sớm trở thành hiện thực.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Tác phong, môi trường làm việc thân thiện, mối quan hệ đồng nghiệp gần gũi chính là điều kiện để cá nhân tiến bộ, góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp trong công việc, văn hóa công sở. Tại Lào Cai, các đơn vị, doanh nghiệp thời gian qua luôn quan tâm, tạo không khí làm việc vui tươi, đoàn kết nhằm làm tăng hiệu quả công việc của mỗi cá nhân.

Sức sống "Ngày Chủ nhật xanh"

Sức sống "Ngày Chủ nhật xanh"

Nhiều năm qua, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân trong việc xây dựng tư duy “sống xanh” và bảo vệ môi trường.

Học bổng trao gửi yêu thương

Học bổng trao gửi yêu thương

Đạt thành tích học tập tốt, giành được học bổng từ các cuộc thi, Trần Bảo Ngọc (lớp 11 Hóa), Nguyễn Trung Đức (lớp 11 Toán), Nguyễn Ngọc Minh Châu (lớp 11A1), Trường THPT chuyên Lào Cai đã để dành một phần học bổng tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện mô hình “Em nuôi của Đoàn” do Thành đoàn Lào Cai phát động. Những phần học bổng ấy đã trao cơ hội đến trường cho nhiều học sinh nghèo trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Nuôi dưỡng tâm hồn học đường

Nuôi dưỡng tâm hồn học đường

Đồng hành với trẻ không chỉ có gia đình, xã hội, mà nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng và hình thành nhân cách. Do đó, hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tư vấn cho học sinh thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần... là những việc làm thường xuyên được tổ tư vấn tâm lý học đường các trường trên địa bàn thành phố Lào Cai thực hiện.

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Liên quan vụ việc hành hung, cản trở phóng viên tác nghiệp, ngày 26/4, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã ký Công văn số 08/CV/HNBVN đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo.

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Công ty cổ phần Minh Sơn là một trong những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai. Với 30 năm kinh nghiệm, đặc biệt là có thế mạnh trong xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công ty đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Đặt an toàn lao động lên hàng đầu

Đặt an toàn lao động lên hàng đầu

Từ các vụ tai nạn lao động liên tiếp gần đây, trong đó có các vụ đặc biệt nghiêm trọng, thêm một lần nữa khẳng định tính bức thiết của công tác bảo đảm an toàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Ngày 26/4, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra chương trình ngày hội chung kết toàn quốc “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” lần thứ XXII và cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV năm học 2023 - 2024, thu hút 346 sĩ tử đến từ 18 tỉnh thành và 161 trường học (128 trường TH và 33 trường THCS) trên toàn quốc tham dự.

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Nhằm nâng cao chất lượng nền nếp học tập, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số, ngày 25/4, tại Trường Mầm non Cốc Mỳ (huyện Bát Xát), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát đã tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”.

fb yt zl tw