Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

NGỌN ĐÈN MÃI TỎA SÁNG

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.png

Năm 1984, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, khu tuyển quặng apatit Tằng Loỏng được quy hoạch xây dựng để phát triển công nghiệp chế biến sâu tài nguyên khoáng sản. Sau 40 năm xây dựng và phát triển, vượt lên muôn vàn khó khăn, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng đã trở thành biểu tượng của tiến trình công nghiệp hóa ở Lào Cai.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẩu hiệu “Sau sông Ðà là Tằng Loỏng” được nhắc đến nhiều trong định hướng phát triển công nghiệp của đất nước đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng khu tuyển quặng apatit tại Tằng Loỏng. Được biết, khi thực hiện xây dựng một khu chế biến quặng apatit, chính quyền hành chính tỉnh Lào Cai và Trung ương đã khảo sát nhiều điểm nhưng cuối cùng đã chọn khu vực xã Xuân Giao, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) làm địa điểm xây dựng và cái tên Tằng Loỏng được chọn để đặt cho khu chế biến quặng apatit này. Việc đầu tư xây dựng khu nhà máy tuyển quặng apatit đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, đặt tên là Tằng Loỏng đã đặt nền móng cho sự hình thành Khu Công nghiệp Tằng Loỏng sau này.

tl5.png

Tháng 10/1991, tỉnh Lào Cai được tái lập. Cùng với công cuộc đổi mới, các chủ trương của tỉnh trong phát triển công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, chế biến sâu phục vụ nhu cầu phân bón, hóa chất, luyện kim của đất nước và xuất khẩu đã mở hướng cho Khu Công nghiệp Tằng Loỏng hình thành với hàng loạt dự án được đầu tư. Đặc biệt, việc triển khai 7 chương trình công tác trọng tâm trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đảng bộ tỉnh, trong đó có chương trình phát triển công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản đã thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy tuyển quặng apatit, đồng, sắt… hình thành nền công nghiệp khai khoáng theo hướng chế biến sâu, sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng nhằm lợi ích hóa tối đa tài nguyên khoáng sản trên địa bàn có trữ lượng lớn như apatit 2,1 tỷ tấn; đồng hơn 52 triệu tấn và sắt 112 triệu tấn.

8.png

Trước yêu cầu đặt ra, ngày 15/3/2011, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định thành lập Khu Công nghiệp Tằng Loỏng. Vậy là từ nhà máy tuyển quặng apatit ban đầu, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng được mở rộng có diện tích 1.100 ha với hạ tầng đồng bộ.

tl4.png

Theo ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai, sau hơn 10 năm hoạt động, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng đã thu hút 19 dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 23.000 tỷ đồng. Hiện có 15 nhà máy đang hoạt động, trong đó có các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, luyện kim, 1 nhà máy tuyển quặng và các nhà máy, cơ sở chế biến phụ trợ như sản xuất bao bì, kim loại, cơ khí, sửa chữa; dịch vụ xăng dầu, viễn thông… xứng tầm là khu công nghiệp luyện kim, hóa chất hàng đầu Việt Nam. Các dự án lớn được đầu tư tại đây có vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp của tỉnh Lào Cai và của cả nước như nhà máy tuyển quặng apatit 90 vạn tấn/năm; dự án tuyển đồng công suất 1 vạn tấn/năm; dự án sản xuất gang, thép công suất 1 triệu tấn/năm; các nhà máy sản xuất phốt pho công suất trên 7 vạn tấn/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của Khu Công nghiệp Tằng Loỏng tăng trưởng bình quân 15%/năm (2010 - 2020), góp phần to lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp từ 26,5% lên 45% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

tl3.png

Năm 2023, doanh thu của các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng ước đạt 16.000 tỷ đồng, chiếm trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; giải quyết việc làm cho hơn 8.000 lao động với thu nhập bình quân trên 8,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đảm bảo an sinh xã hội.

tl2.png

Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất Đức Giang là đơn vị tham gia đầu tư vào Khu Công nghiệp Tằng Loỏng từ những ngày đầu thành lập. Ban đầu chỉ với một nhà máy sản xuất phốt pho với hơn 200 trăm lao động, đến nay, công ty đã có 3 nhà máy (nhà máy sản xuất phốt pho, nhà máy sản xuất axít và nhà máy phân bón, phụ gia thức ăn chăn nuôi) với 2.500 công nhân; doanh thu năm 2023 ước đạt trên 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 3.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước khoảng 800 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt trên 21 triệu đồng/tháng trở lên.

tl1.png

Trò chuyện với chúng tôi, ông Đặng Tiến Đức, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất Đức Giang cho biết: Sau 15 năm đầu tư vào Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, đơn vị đã có sự phát triển vượt bậc, với trên 80% nguồn lực của công ty được đầu tư tại đây. “Hiện nay, chúng tôi có những sản phẩm đặc chủng mà tất cả các nước trên thế giới không sản xuất được, như phốt pho tinh khiết, phân phức hợp MAP và axít HPO điện tử, axít photphoric WPA. Tất cả sản phẩm của đơn vị đều được cung cấp cho các khách hàng đặc biệt như Mỹ, Đức, Nhật Bản. Khi đến đầu tư vào Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, ngoài sự thuận lợi là địa phương có nguồn cung quặng apatit dồi dào thì đơn vị đã nhận được sự quan tâm rất nhiều từ tỉnh Lào Cai về cơ chế, chính sách. Thời gian tới, công ty hướng tới xây dựng các nhà máy sản xuất, chế biến sâu, khép kín, với sản phẩm chất lượng cao. Đặc biệt là quan tâm chế biến chất thải rắn sau sản xuất để bảo vệ môi trường” - ông Đặng Tiến Đức cho biết.

2.png

Hành trình 40 năm xây dựng Khu Công nghiệp Tằng Loỏng đã trở thành biểu tượng của sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh Lào Cai trên con đường đổi mới. “Ngọn đèn” Tằng Loỏng không chỉ thắp sáng cho vùng đất này, mà còn tỏa sáng trên những đoàn tàu, xe vận tải hàng hóa đi thắp sáng khắp bốn phương trời.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Vượt qua định kiến về giới, không cam chịu số phận, chăm chỉ học hỏi và không ngừng vươn lên, không ít nữ thanh niên dân tộc thiểu số của Lào Cai đã khởi nghiệp thành công. Quá trình họ vượt lên chính mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho những người trẻ đang loay hoay khởi nghiệp.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nông sản xuất xứ không rõ ràng nhưng lại được quảng bá là sản phẩm Việt Nam. Thực trạng này khiến cho người tiêu dùng hoang mang, bên cạnh đó là uy tín nông sản Việt bị ảnh hưởng.

fb yt zl tw