"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

Chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức với chủ đề "Hội tụ tinh hoa ngàn năm - Vươn mình trong kỷ nguyên mới" sẽ lần lượt diễn ra tại Brazil và Saudi Arabia trong tháng 11, 12 tới đây, tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới của chuỗi hoạt động quảng bá quốc gia.

Đại diện Ban tổ chức và các nghệ nhân, nghệ sĩ cung cấp thông tin tại buổi họp báo.
Đại diện Ban tổ chức và các nghệ nhân, nghệ sĩ cung cấp thông tin tại buổi họp báo.

Ngày 6/11, tại Hà Nội, Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) và các đối tác phối hợp tổ chức buổi họp báo công bố chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024". Đây là năm thứ 12 chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” diễn ra với mục tiêu quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế; góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, bền vững và tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân các nước với Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, bà Lê Thị Hồng Vân, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Trưởng Ban tổ chức cho biết: Chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" chọn chủ đề "Hội tụ tinh hoa ngàn năm, vươn mình trong kỷ nguyên mới" nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài nghìn năm. Chủ đề này không chỉ nhấn mạnh những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, và truyền thống quý báu, mà còn thể hiện khát vọng phát triển và hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện đại.

Thông qua chủ đề này, Ban tổ chức mong muốn, từ việc gợi nhớ về di sản văn hóa phong phú, từ ngôn ngữ, phong tục tập quán đến nghệ thuật truyền thống sẽ có thể khuyến khích người Việt ở nước ngoài gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên công nghệ và toàn cầu hóa.

Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) Lê Thị Hồng Vân nhấn mạnh chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài" là một sự kiện quan trọng trong việc triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam.
Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) Lê Thị Hồng Vân nhấn mạnh chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài" là một sự kiện quan trọng trong việc triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam.

“Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024” sẽ diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil trong các ngày 15 - 17/11, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Đây là thời điểm 20 nền kinh tế lớn nhất hành tinh và nhiều quốc gia thành viên cùng tụ họp, là cơ hội để chương trình tiếp cận được số lượng lớn đại biểu cấp cao tham dự hội nghị, qua đó góp phần lan tỏa các nội dung, hoạt động tới người dân Brazil và đông đảo bạn bè quốc tế.

Tiếp đó, chương trình sẽ được mang đến thủ đô Riyadh của Saudi Arabia dự kiến từ ngày 13 - 15/12. Chương trình tiếp tục giới thiệu Không gian văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc tới công chúng sở tại.

Về nội dung, chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024” có 2 phần chính: Không gian văn hóa và chương trình biểu diễn nghệ thuật. Không gian văn hóa sẽ giới thiệu đến công chúng những trải nghiệm văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, với 10 hoạt động giao lưu văn hóa: triển lãm ảnh kỷ niệm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Brazil, Việt Nam-Saudi Arabia; triển lãm ảnh tinh hoa văn hóa Việt Nam, các di sản thế giới tại Việt Nam được UNESCO ghi danh. Bức tường check-in với hình ảnh 54 dân tộc cũng là nơi giới thiệu tới bạn bè quốc tế về một Việt Nam đoàn kết, đậm đà bản sắc dân tộc, với những phong tục tập quán, trang phục độc đáo…

Một số nét mới độc đáo có thể kể đến là tiết mục múa lân sư rồng lần đầu tiên hiện diện trong chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài”. Võ sư Phạm Quang Long, Chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam cho biết: Tiết mục múa rồng Tứ Linh, với hình ảnh con rồng phục dựng rồng thời Lý, gắn bó thân thiết với người Việt sẽ là một trải nghiệm giúp người dân và du khách tìm hiểu văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, ẩm thực Việt Nam được giới thiệu bởi chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thường Quân, Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và Việc làm Đầu bếp (VICA), hứa hẹn mang đến công chúng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại nhiều trải nghiệm thú vị, như lớp dạy nấu ăn, biểu diễn nấu ăn, tiệc chiêu đãi, các gian trưng bày.

Các nghệ nhân Đặng Đình Thường (tò he), Nguyễn Đình Tâm (tranh dân gian Đông Hồ), Phan Thanh Liêm (rối nước)... sẽ trình diễn những tinh hoa của nghệ thuật thủ công Việt Nam, kể câu chuyện văn hóa và lịch sử qua những tác phẩm tinh xảo. Đặc biệt, tại Brazil, một không gian thưởng thức cà-phê phố cổ Hà Nội đặc biệt sẽ được tái hiện để người dân nước sở tại và du khách tìm hiểu, trải nghiệm, giao lưu xoay quanh văn hóa cà-phê.

Tại họp báo, các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Brazil và Saudi Arabia đã gửi thông điệp chào mừng sự kiện “Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024”, hoạt động đầy ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil và kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Saudi Arabia.

Các Đại sứ nhận định, Brazil và Saudi Arabia đều là những quốc gia còn nhiều tiềm năng phát triển hợp tác về mặt văn hóa, việc tổ chức chương trình quảng bá quốc gia ở hai địa bàn này là vô cùng cần thiết, góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam; đồng thời tăng cường hình ảnh, sự hiện diện của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Cuối ngõ 606, đường Điện Biên Phủ, thị xã Sa Pa có một “Tiệm tranh nhỏ” - không gian giúp bạn thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, được vẽ, tô màu, ngắm tranh đẹp và lắng nghe câu chuyện kể thú vị về văn hóa các dân tộc từ chủ nhân của những bức tranh đó.

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

 Tối 2/11/2024, tại Thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Lạng Sơn năm 2024.

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

“Chú ơi, cháu ở Làng Nủ. Cháu là Phúc. Bố mẹ cháu mất hết rồi. Cháu muốn làm một bức ảnh cả gia đình. Cháu muốn nhờ chú làm cho cháu một bức ảnh bố mẹ và hai anh em cháu”, tin nhắn bất ngờ của một thiếu niên từ Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã khiến Phùng Quang Trung, Phó trưởng nhóm Skyline (đường chân trời), vô cùng xúc động, khiến anh và các thành viên nhận lời không chút đắn đo.

Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Sau tiểu thuyết 2 tập đầu tay “Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh” ra mắt cách đây 3 năm, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh tiếp tục cho ra đời “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi”, tiểu thuyết về tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống vượt qua bối cảnh của những năm tháng đại dịch khi vaccine chưa phủ diện rộng.

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và “chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang), Ly Mí Cường hiện đang theo học hệ trung cấp sáu năm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lựa chọn di sản văn hóa của dân tộc mình làm điểm tựa, Ly Mí Cường bền bỉ trên hành trình lưu giữ và lan tỏa âm nhạc dân tộc H’Mông, từ cao nguyên đá đến các sân khấu trong nước và quốc tế.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Tối 27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

fbytzltw