50 năm thống nhất đất nước:

Ngày 12/3/1975: Củng cố vùng mới giải phóng, sẵn sàng đánh địch phản kích

Sau trận Buôn Ma Thuột, cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương nhanh chóng nắm bắt thời cơ thuận lợi, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa.

Xe tăng và bộ binh Sư đoàn 10 quân Giải phóng hợp đồng tác chiến vào giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột (tháng 3/1975). Ảnh: Lâm Quý/TTXVN
Xe tăng và bộ binh Sư đoàn 10 quân Giải phóng hợp đồng tác chiến vào giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột (tháng 3/1975). Ảnh: Lâm Quý/TTXVN

Trong sử dụng lực lượng và phát triển tiến công phải linh hoạt, tập trung, không phân tán, khẩn trương và mạnh bạo. Hướng tiến công tiếp theo có thể là Huế, Đà Nẵng và khi có thời cơ, đánh mạnh vào Sài Gòn.

Trước mắt, Bộ Chính trị chủ trương củng cố vùng mới giải phóng sẵn sàng đánh địch phản kích; đồng thời, mở rộng tiến công ra xung quanh thị xã Buôn Ma Thuột, giải phóng hoàn toàn tỉnh Đắk Lắk; bao vây, cô lập Pleiku, Kon Tum nhanh chóng phát triển hướng về Cheo Reo. Ở Tây Nguyên, chú trọng công tác tiếp quản và chính sách dân tộc. Tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với các chiến trường là kiên quyết thực hiện kế hoạch ban đầu, nhưng khẩn trương và mạnh bạo hơn.

Các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới tiến vào giải phóng Buôn Ma Thuột (tháng 3/1975). Ảnh: Anh Tôn/TTXVN
Các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới tiến vào giải phóng Buôn Ma Thuột (tháng 3/1975). Ảnh: Anh Tôn/TTXVN

Sau khi bị ta chiếm Buôn Ma Thuột, địch vội vã điều sư đoàn 23 quay trở lại tổ chức phản kích hòng chiếm lại. Từ chiều ngày 12/3/1975, chúng bắt đầu sử dụng máy bay phản lực đánh phá khu vực Đông Bắc thị xã để dọn bãi, chuẩn bị đổ quân tổ chức phản kích.

Ngày 12/3/1975, Bộ Tổng Tư lệnh thông báo cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch tin địch đang chuẩn bị lực lượng phản kích. Bộ Tổng Tư lệnh nhấn mạnh nhiệm vụ cấp thiết nhất của mặt trận là tập trung lực lượng nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Buôn Ma Thuột và viện binh của chúng. Việc đó “sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của Chiến dịch”.

Bộ Tư lệnh đã truyền đạt tinh thần chỉ đạo của Bộ đến các đơn vị, đôn đốc bộ đội truy quét tàn binh, diệt các cứ điểm còn lại của địch ở xung quanh thị xã Buôn Ma Thuột, đặc biệt là khu vực hậu cứ của Sư đoàn 23 ngụy (những vị trí địch có thể sử dụng làm bàn đạp phản kích).

Quân Giải phóng tiến vào sân bay Hòa Bình ở thị xã Buôn Ma Thuột (tháng 3/1975). Ảnh: TTXVN
Quân Giải phóng tiến vào sân bay Hòa Bình ở thị xã Buôn Ma Thuột (tháng 3/1975). Ảnh: TTXVN

Ngay trong ngày 12/3, Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 95B đánh chiếm khu Nhà Lao; Trung đoàn 24 cùng một đại đội xe tăng đánh chiếm hậu cứ trung đoàn 45 và trung tâm huấn luyện sư đoàn 23; Trung đoàn 174 tiến công cụm quân địch ở cầu Sê Rê Pốc; Trung đoàn 9 đánh chiếm quận lỵ Buôn Hồ, điểm cao Chư Bao, ấp Đạt Lý, là các bàn đạp phản đột kích của địch quanh thị xã, buộc địch phải đổ quân ứng cứu xuống những vị trí không có lợi, dễ bị ta tiêu diệt.

Nhân dân thị xã Buôn Ma Thuột cùng bộ đội truy lùng tàn binh, đào hầm phòng không, xây dựng công sự chiến đấu. Ủy ban quân quản tỉnh Đắk Lắk được thành lập do đồng chí đại tá Y Blốc làm chủ tịch, động viên và tổ chức nhân dân ổn định đời sống, sản xuất, giữ gìn trật tự trị an, sẵn sàng chiến đấu.

Trên các hướng khác của chiến trường Tây Nguyên cũng dồn dập tiến công quân địch. Ngày 12/3, Trung đoàn 19 Sư đoàn 968 đánh chiếm hai vị trí địch ở Nam Pleiku, áp sát quận lỵ Thanh Bình, uy hiếp Thanh An, tiếp tục bắn pháo vào hai chi đoàn thiết giáp, đánh bại phản kích của địch và phát triển xuống đèo Măng Giang. Sư đoàn 3 của Quân khu 5 tiêu diệt chín chốt địch trên đường 19 sau đó phát triển về Vườn Xoài, tiếp tục cắt đứt đường 19.

[Nguồn: TTXVN; Sách: Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; Những chiến dịch có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong Đại thắng mùa Xuân 1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010; Sự kiện và những con số lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân sự Việt Nam, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019; Thượng tướng Trần Văn Trà: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024; Đại tướng Văn Tiến Dũng: Đại thắng mùa Xuân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024].

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Trên địa bàn tỉnh, tại nhiều trường thuộc vùng khó khăn, như thị xã Sa Pa, huyện Mường Khương, Bát Xát có những công trình được xây nên từ tình hữu nghị, là sự hỗ trợ của các quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc chương trình hỗ trợ khẩn cấp hoặc chương trình thường xuyên của các Đại sứ quán tại Việt Nam.

Thường trực Tỉnh ủy giao ban với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy

Thường trực Tỉnh ủy giao ban với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy

Sáng 21/3, Thường trực Tỉnh ủy giao ban quý I với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai về kết quả hoạt động quý I, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2025; việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Chiều 20/3, tại huyện Mường Khương, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục về nhà ở sau thiên tai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đại úy Nguyễn Cao Cường được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Đại úy Nguyễn Cao Cường được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Ngày 19/3/2025, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã công bố danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 và 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024. Trong đó, Đại úy Nguyễn Cao Cường, Phó Trưởng Công an xã Cam Đường, thành phố Lào Cai đã được chọn là 1 trong 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024.

Nhận diện âm mưu kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt vùng miền trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố hiện nay

Nhận diện âm mưu kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt vùng miền trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố hiện nay

Chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố là vấn đề lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, tuy nhiên không ít người vì thiếu thông tin nên khi tiếp cận với những bài viết, video clip sai sự thật trên mạng internet đã tỏ ra hoang mang, lo lắng, từ đó có những phản ứng sai lệch.

fb yt zl tw