Ngành bán lẻ ổn định nguồn cung, kích cầu tiêu dùng cuối năm

Từ nay đến cuối năm là giai đoạn khuyến mãi nhộn nhịp nhất bởi nhiều sự kiện tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người dân như Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025…

Do đó, ngành công thương các địa phương đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Đặc biệt, ngành cũng tăng cường phòng, chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.

Khách hàng mua sắm tại Siêu thị Lan Chi mart (thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).
Khách hàng mua sắm tại Siêu thị Lan Chi mart (thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn chỉ đạo về việc bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung - cầu bao gồm gạo, thịt lợn, thịt gà, vịt, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, đường, dầu ăn, gia vị, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ trong dịp Tết Nguyên đán như mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định về việc tổ chức Chương trình Khuyến mãi tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 2- 31/12 và được tổ chức trên phạm vi toàn quốc kết hợp các hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi trong thời gian diễn ra chương trình có thể lên đến 100%.

Theo ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, Sở sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương đã xây dựng từ đầu năm, đồng thời bám sát chỉ đạo của thành phố để xây dựng Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Cùng đó, Sở cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; trong đó, chú trọng nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, nhất là sản phẩm tiêu dùng nhiều trong dịp Tết.

Tương tự, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cũng đã công bố chương trình bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025. Chương trình năm nay dự kiến thu hút 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2023.

Đặc biệt, chương trình cũng mở rộng, bổ sung nhiều nhóm mặt hàng như muối, nước uống vào nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; bổ sung các mặt hàng thiết bị điện tử phục vụ học tập (laptop, máy tính để bàn, máy in phun, in laser...) vào nhóm các mặt hàng phục vụ học tập; bổ sung nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt, chất tẩy rửa, khăn giấy, túi rác phân hủy…

Hơn nữa, từ nay đến cuối năm, nhiều chương trình khuyến mãi tập trung như "Rộn ràng mua sắm mùa xuân" sẽ được diễn ra. Lượng hàng bình ổn theo cam kết của chương trình sẽ chiếm từ 21 - 32% thị phần trong tháng bình thường và chiếm khoảng 24 - 41% nhu cầu thị trường trong tháng Tết Ất Tỵ 2025.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc Hệ thống siêu thị BRGMart chia sẻ: Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, BRGMart đã phối hợp với các nhà cung cấp dự báo sản lượng tiêu thụ và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết tăng gấp 2-3 lần các tháng trong năm. Bên cạnh đó, hệ thống tiến hành nhập hàng, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hoạt động tốt vào cao điểm tháng 11, 12/2024, đảm bảo kiểm soát hàng hóa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, minh bạch nguồn gốc, tốt cho sức khỏe của khách hàng và bình ổn giá thị trường.

Còn theo đại diện siêu thị Co.op Mart Hà Đông, hệ thống siêu thị Co.op Mart cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mãi sốc nhằm kích cầu tiêu dùng tại 800 điểm bán; tổ chức các phiên chợ đồng giá với mức giá chỉ từ 7.000 - 59.000 đồng. Ngoài ra, siêu thị còn có chương trình "Mua là tặng" với hình thức mua 2 tặng 1 cùng loại...

Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị WinMart/WinMart+/WiN cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi mang đến cơ hội mua sắm hàng trăm sản phẩm "Giá siêu rẻ" với mức giảm giá lên đến 50% cùng các ưu đãi mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1. Các mặt hàng này đều thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu từ thực phẩm khô như: dầu ăn, nước mắm, gạo, mỳ tôm, bánh kẹo, đồ uống cho đến hóa mỹ phẩm, đồ dùng chăm sóc cá nhân.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng thị trường Tết năm 2025 sẽ ảm đạm do người dân tiếp tục "thắt lưng buộc bụng", nhiều doanh nghiệp cho rằng thị trường chậm sẽ dẫn đến cuộc chạy đua hạ giá để kích cầu. Bởi nhiều hệ thống đã chốt kế hoạch chuẩn bị hàng Tết với các nhà cung cấp lớn từ cách đây hơn 1 tháng với mức chuẩn bị khá lạc quan. Tuy nhiên, bão số 3 (Yagi) cùng những biến động thời tiết khiến sức mua ở khu vực miền Bắc giảm mạnh, tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu trên toàn hệ thống cũng giảm. Do đó, các đơn vị này sẽ phải làm việc lại để điều chỉnh kế hoạch, bao gồm cả sản lượng và giá cả để hợp với diễn biến thị trường.

Để ổn định nguồn cung và kích cầu thị trường mua sắm cuối năm, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường trong nước; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành trong việc tham mưu điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá; trong đó, có mặt hàng xăng dầu nhằm bảo đảm cung ứng xăng dầu trên thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu của Chính phủ.

Đặc biệt, bộ sẽ đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để khai thác hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế; tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả việc kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng. Triển khai Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... nhằm bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 9/2024, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2024 ước tính tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Một số địa phương (chủ yếu là các địa phương trọng điểm về du lịch) có doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 9 tháng cao so với cùng kỳ năm trước như: Quảng Ninh tăng 10,4%; Hải Phòng tăng 9,3%; Cần Thơ tăng 7,7%; Đà Nẵng tăng 7,4%; TP Hồ Chí Minh tăng 7,2%; Hà Nội tăng 7,0%.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Hà là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Từ hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà, liên tiếp trong 2 năm (2022 - 2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện luôn nằm trong nhóm giảm cao nhất của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Hà thực hiện mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Đã qua rồi thời tư duy phấn đấu học đại học chỉ để đi công tác, làm công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Nền kinh tế thị trường đang mở ra cơ hội phát triển, làm giàu cho nhiều người, nhất là những người được đào tạo, có nền tảng tri thức cao, người luôn sẵn sàng tự “đứng trên đôi chân” để khởi nghiệp. Ngày càng có nhiều hơn những tấm gương như thế ở nhiều nơi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới hai mô hình chăn nuôi thành công tại huyện Bảo Thắng.

Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ; chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác điều hành kinh tế những tháng cuối năm là phải khai thác hiệu quả các cơ hội, nhất là đẩy mạnh động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng trong nước để phấn đấu tăng trưởng cao hơn nữa trong năm 2024, củng cố và giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2025.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

Sáng nay (15/10), Binh đoàn 12 - đơn vị được giao nhiệm vụ thi công xây dựng tái thiết khu dân cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) đã tổ chức lắp dựng những căn nhà đầu tiên. Thực hiện lời hứa trước Thủ tướng Chính phủ và Nhân dân Làng Nủ, đơn vị thi công đang tập trung, dồn sức để hoàn thành các căn nhà trước ngày 31/12.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Sản phẩm xanh, "vé thông hành" vào các kênh phân phối hiện đại

Sản phẩm xanh, "vé thông hành" vào các kênh phân phối hiện đại

Người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, có nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, việc doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện môi trường sẽ là “tấm vé thông hành” giúp hàng Việt dễ dàng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại.

Điện lực Bát Xát huy động sức dân khắc phục sự cố sau bão Yagi

Điện lực Bát Xát huy động sức dân khắc phục sự cố sau bão Yagi

Bão số 3 (bão Yagi) đi qua đã để lại những thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với lưới điện thuộc Điện lực Bát Xát quản lý. Mưa lũ làm hỏng 4 trạm biến áp, 449 cột điện, gần 4000 m dây cùng 5 hòm công tơ, 225 công tơ. Khôi phục lại lưới điện sau bão là một thách thức đối với đơn vị khi nguồn nhân lực hạn chế và nhiều tuyến đường vùng cao bị chia cắt do sạt lở.

fbytzltw