Ngân sách quốc phòng các nước EU tiếp tục tăng kỷ lục năm thứ 9 liên tiếp

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng châu Âu ông Charles Michel hôm qua (30/11) cho biết tổng chi tiêu quốc phòng của các nước Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tăng năm thứ 9 liên tiếp, lên mức kỷ 270 tỷ euro (tương đương 295 tỷ USD) nhằm ứng phó với nguy cơ xung động tại Ukraine lan rộng.

Phát biểu tại hội nghị thường niên của Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết tổng chi tiêu quốc phòng của các nước thành viên EU dự kiến trong năm 2023 là 270 tỷ euro, tăng khoảng 30 tỷ euro so với năm 2022 và là năm thứ 9 liên tiếp tăng.

EU ghi nhận trong năm 2022, tất cả các nước thành viên đều tăng chi tiêu quốc phòng nhằm ứng phó nguy cơ lan rộng của cuộc xung đột tại Ukraine. Thành viên có ngân sách quốc phòng tăng mạnh nhất là Thuỵ Điển với hơn 30% và đây được coi là bước đi chuẩn bị cho việc trở thành thành viên của NATO. Trong khi đó, Pháp, thành viên quan trọng của EU và NATO, chỉ tăng 0,7% ngân sách cho quốc phòng.

Thụy Điển đã tăng chi tiêu quân sự lên hơn 30% trong năm 2022.

Báo cáo của Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA) nhấn mạnh tổng ngân sách dành cho quốc phòng của các nước thành viên năm 2022 chỉ chiếm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả Khối, vẫn thấp hơn tiêu chí dành 2% GDP cho quốc phòng mà NATO đặt ra. Hiện 22/27 quốc gia EU cũng là thành viên của NATO.

Năm 2022, các nước EU cũng chi tổng cộng 58 tỷ euro cho việc mua sắm vũ khí mới để cải thiện năng lực chiến đấu và khoảng 3,5 tỷ euro cho việc nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực quốc phòng.

Tuy nhiên, báo cáo của Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA) cũng nhận định những con số chi tiêu trên vẫn không thể lấp đầy hết những khiếm khuyết của nền công nghiệp quốc phòng châu Âu, nhất là nhu cầu đạn dược từ Ukraine. Trước mắt, EU được dự báo là sẽ không thể sản xuất đủ 1 triệu đầu đạn pháo theo như cam kết để cung cấp cho Ukraine vào tháng 3/2024.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel mong muốn Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA) trở thành Bộ Quốc phòng của EU và thúc đẩy một thị trường quốc phòng chung châu Âu, cùng hợp tác mua sắm chung vũ khí và thiết bị quân sự để tránh sự phân tán nguồn lực, sản xuất trùng lập và giúp chi tiêu quốc phòng hiệu quả. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu bà Usurla Von der Layen nhấn mạnh sự hợp tác quốc phòng chung giữa các nước thành viên vẫn là một điểm yếu của EU.

“Tỷ lệ hợp tác chi tiêu quốc phòng chung giữa các nước thành viên vẫn chưa đến 20% và còn cách rất xa mục tiêu 35%. Các con số cũng cho thấy rằng dù mức ngân sách được bổ sung tăng mạnh nhưng phần lớn chi tiêu lại nằm ở ngoài phạm vi châu Âu. Các quốc gia thành viên chủ yếu đều tự mua với nguồn cung ở ngoài châu Âu”.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw