Ngăn chặn biến tướng đòi nợ, đòi nợ thuê

Các cá nhân tự bảo vệ mình bằng cách hiểu rõ trách nhiệm của mình khi tham gia vay mượn tiền, để không trở thành đối tượng vi phạm pháp luật, cũng không trở thành nạn nhân của tín dụng đen.

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng điều tra sai phạm của nhiều công ty tư vấn luật (thực chất là đòi nợ thuê), công ty cho vay tài chính vì hành vi cho vay nặng lãi, đòi nợ theo kiểu “khủng bố”, thậm chí cưỡng đoạt tài sản, hành hung người vay nợ.

Chỉ trong thời gian ngắn, các lực lượng chức năng đã phá một số vụ án như Công ty Luật TNHH Pháp Việt (đường Lê Văn Huân, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM), Công ty Luật TNHH Power Law, với thủ đoạn là núp bóng việc hợp tác với một số tổ chức ngân hàng, các công ty tài chính thực hiện hành vi đòi nợ thuê với mức thù lao khủng (25 - 35% tổng số tiền thu được) dưới danh nghĩa hợp đồng trợ giúp pháp lý. Nhân viên của các công ty luật này không phải chuyên viên luật, mà hoạt động chính là đòi nợ thuê. Trung bình mỗi tháng Công ty Luật TNHH Pháp Việt nhận đòi nợ thuê cho trên dưới 200.000 trường hợp từ các ngân hàng, công ty tài chính. Với số tiền thù lao “khủng”, theo điều tra, các nhân viên công ty không từ một thủ đoạn nào để đòi nợ.

Công an khám xét, bắt quả tang hoạt động núp bóng đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen tại Công ty Luật TNHH Pháp Việt.
Công an khám xét, bắt quả tang hoạt động núp bóng đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen tại Công ty Luật TNHH Pháp Việt.

Trong những ngày đầu tháng 3, nhiều cửa hàng trong hệ thống của Công ty F88 bị cơ quan chức năng điều tra do có dấu hiệu "Cưỡng đoạt tài sản" theo kiểu "khủng bố". Không những thế, công ty còn có dấu hiệu cho vay nặng lãi bởi theo phản ánh của nhiều khách hàng, ngoài việc trả lãi vay, khách hàng của F88 còn bị thu nhiều khoản phụ phí cao, trái với quy định như phí thẩm định điều kiện cho vay (1,4%/tháng), phí quản lý tài sản cầm cố (từ 2-3%/tháng đến 5%/tháng), phí đăng ký dịch vụ bảo hiểm kèm theo,…Nếu cộng vào, thì sẽ ra một con số lãi suất siêu khủng cho các khoản vay. Tuy nhiên, việc vay, cho vay diễn ra nhanh chóng, thuận lợi bằng thế chấp hoặc tín chấp nên có rất nhiều người trở thành khách hàng của công ty này.

Dễ dàng nhận thấy, tuy khởi đầu công việc của các công ty khác nhau, nhưng để đi đến kết thúc công việc, các công ty này đều có giải pháp như nhau, đó là dùng hình thức đòi nợ “tăng tiến”: từ gọi điện đòi nợ, dùng sức ép đòi, dọa dẫm người vay tiền, dần dần, để buộc nạn nhân phải trả tiền, họ đi đến “khủng bố”, hành hung người vay tiền. Như vậy, từ việc đòi nợ đến vi phạm pháp luật chỉ là lằn ranh mỏng manh mà để đạt được mục đích, họ vô tình, và rất có thể, cố tình bước qua.

Ở đây ta thấy rõ có hai thái cực gặp nhau: Việc vay tiền dễ dàng, nhanh chóng nhưng lãi suất cao dẫn đến người vay nhanh chóng rơi vào tình trạng mất thanh khoản do “lãi mẹ đẻ lãi con”; Việc cho vay chủ yếu bằng tín chấp lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn, các công ty tài chính, công ty đòi nợ phải dùng biện pháp mạnh để con nợ trả tiền. Khi có việc vay – không trả diễn ra, "con nợ" sẽ liên tục bị gọi điện đòi nợ, dọa dẫm, ném chất bẩn vào nhà, đập phá tài sản; người nhà con nợ thậm chí bị bắt giữ trái pháp luật, đàn áp, đánh đập, lăng nhục; những đồng nghiệp của con nợ cũng không yên... nhằm gây áp lực buộc “con nợ” phải trả tiền. Ai cũng hiểu, khi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tìm đến với các công ty đòi nợ thuê chỉ khi họ gặp nợ xấu, nợ khó đòi, khi đó, các công ty đòi nợ thuê ắt phải có cách riêng “đặc biệt”, kỹ năng “đặc biệt”, mà thực chất là không ngần ngại giở mọi thủ đoạn, dù vi phạm pháp luật để bắt “con nợ” trả tiền. Sự tồn tại và phát triển của các công ty đòi nợ thuê làm gia tăng sự rối ren, mất an ninh trật tự, gây bất ổn xã hội, đẩy nhiều gia đình vào cảnh cùng cực, ly tán.

Nói đi cũng phải nói lại, không phải tự nhiên các công ty đòi nợ thuê dọa dẫm, khủng bố một cá nhân nào. Khảo sát một vòng các cá nhân vay tiền ở các công ty tài chính sẽ thấy, số người thực sự cần tiền để sản xuất kinh doanh rất hiếm. Ngoại trừ những người có việc ốm đau đột xuất, thì có rất nhiều người vay tiền theo kiểu “xoay nhanh” để có tiền cờ bạc, lô đề, buôn bán qua tay, các khoản vay không để tạo ra của cải vật chất. Khi làm ăn thua lỗ, người vay nợ lại càng lún sâu vào nợ nần, từ đó chây ỳ, lờ đi, trốn tránh trách nhiệm trả nợ, càng làm cái cớ để các đối tượng kia chèn ép, phạt, tăng lãi suất. Thật ra, việc vay mượn tiền đều có sự thỏa thuận từ trước, người vay tiền đã biết mức lãi suất khủng nhưng vẫn cố tình vay, đôi khi vì “Đói ăn vụng, túng làm liều”, không cần biết hậu quả đến đâu. Họ không nghĩ đến, hoặc chưa nghĩ đến rằng, mình không thể “khôn” hơn các tổ chức tín dụng đen, đòi nợ thuê vì họ có nghiên cứu, có tổ chức, có kinh nghiệm và đòi nợ một cách “bài bản” mà khó con nợ nào có thể trốn thoát.

Trước khi vay nợ, đặc biệt ở những tổ chức tín dụng đen, mỗi người cần cân nhắc thật kỹ, tốt nhất tìm những tổ chức tín dụng có uy tín. Bên cạnh đó, cần hiểu rõ trách nhiệm của mình khi tham gia vay mượn tiền, bởi Điều 174 Bộ luật Hình sự đã quy định rõ, căn cứ vào tính chất, mức độ và số tiền chiếm đoạt, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với mức phạt tù cao nhất là tù chung thân. Hãy nhớ, bản thân mình xâm phạm vào quyền lợi của người khác, vi phạm pháp luật thì sẽ phải trả giá cho những hành động đó.

Hình thức đòi nợ đã tồn tại rất lâu trong xã hội, đã có rất nhiều người phải trả giá đắt khi tìm đến các tổ chức tín dụng đen. Sự việc ai cũng thấy rõ, nhưng tại sao các công ty đòi nợ thuê, tín dụng đen vẫn có đất sống? Rõ ràng ở đây, pháp luật của chúng ta vẫn còn nhiều lỗ hổng, chưa nghiêm trị được các hành vi vi phạm pháp luật. Thời gian gần đây, việc tăng cường điều tra hoạt động tín dụng đen, đòi nợ thuê được coi là lời “tuyên chiến” với các băng nhóm xã hội đen về tài chính, làm ăn bất chính. Tuy nhiên, đây phải được coi là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó chính quyền các cấp, cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người dân hiểu biết pháp luật; mỗi người dân là một camera giám sát; các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động tín dụng; các địa phương vừa phải có thái độ cương quyết với những công ty làm ăn phi pháp, cố tình vi phạm pháp luật; có giải pháp để tăng khả năng tiếp cận tín dụng, vốn chính thức cho người dân.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Những tiết học “không biên giới”

Những tiết học “không biên giới”

Với chiếc laptop có kết nối internet, giáo viên tiếng Anh - Trần Thị Thu Nga đã đưa học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) “phá vỡ 4 bức tường” của lớp học truyền thống, vượt qua rào cản về khoảng cách địa lý để kết nối, giao lưu học hỏi và trao đổi văn hóa với bạn bè quốc tế.

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực hướng về Điện Biên.

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Trong trận đấu tháng đầy kịch tính, với sự thông minh và tự tin trong từng câu trả lời, nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai - Đặng Duy Khánh liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng trong cuộc thi tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.

Bất an với thức ăn đường phố

Bất an với thức ăn đường phố

Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại các địa phương: Khánh Hòa, Đồng Nai, TPHCM với hàng trăm ca nhập viện, thậm chí có ca phải lọc máu để điều trị. Mối lo ngại về thực phẩm đường phố chưa bao giờ giảm đi, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt.

fb yt zl tw