Nga tuyên bố tấn công kho hậu cần ở Dnipropetrovsk, Ukraine muốn nhận thêm F-16

Giới chức Nga cho biết, các máy bay không người lái (UAV) cảm tử của quân đội nước này gần đây đã tập kích một kho hậu cần của phía Ukraine tại tỉnh Dnipropetrovsk.

Ông Vladimir Rogov, một quan chức cấp cao của chính quyền khu vực Zaporizhzhia do Nga bổ nhiệm, trả lời phỏng vấn hãng tin TASS nói rằng kho hậu cần trên được sử dụng để cất giữ đạn được cung cấp cho các đơn vị Ukraine tham chiến ở hai tỉnh Kherson và Zaporizhzhia.

“Các UAV cảm tử Geran đã tập kích một kho hậu cần của đối phương nằm ở thành phố Verkhnodniprovsk thuộc tỉnh Dnipropetrovsk, Ukraine… Một lượng lớn thiết bị, nhà kho và nhiên liệu tại đó đã bị phá hủy”, ông Rogov nói.

geran-2-74349.jpg
UAV Geran-2. Ảnh: Mạng xã hội X/Army Recognition

“Hàng chục xe tải quân sự được bảo dưỡng tại đó. Đây là đòn đánh mạnh vào nguồn cung cấp đạn dược cho các đơn vị của Ukraine ở hai mặt trận Kherson và Zaporizhzhia”, ông Rogov nói thêm.

Hiện phía Ukraine chưa bình luận về những thông tin được hãng TASS đăng tải.

Ukraine muốn nhận thêm F-16

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 22/2 cho biết, nước này mong muốn sẽ nhận thêm các chiến cơ F-16 từ Hà Lan.

“Chúng tôi biết ơn về tất cả những hỗ trợ đã cung cấp, cũng như trạng thái luôn sẵn sàng tăng cường viện trợ cho Ukraine, từ phía Hà Lan khi điều này rất quan trọng đối với sự ổn định của toàn bộ châu Âu. Chúng tôi mong chờ nguồn cung ứng tiêm kích F-16 liên tục trong năm nay. Không phận Ukraine phải được kiểm soát và an toàn”, ông Zelensky viết trên mạng xã hội X.

Được biết, chính quyền Kiev vào đầu tháng này đã nhận được một lô chiến cơ F-16 từ Hà Lan. Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov khi đó, lô chiến cơ này “sẽ sớm tham gia các nhiệm vụ tác chiến và tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine”.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Các cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm trên thế giới thời gian qua dù đạt một số bước tiến, song vẫn còn chậm. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp nhằm ứng phó các cuộc khủng hoảng mà hành tinh xanh đang phải hứng chịu.

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Trước việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan chức năng, học giả và truyền thông Trung Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với việc kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước.

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Hội nghị An ninh Munich 2025 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - châu Âu rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt về vấn đề Ukraine. Khi Washington và Brussels ngày càng khác biệt trong cách tiếp cận chiến lược, liệu sự chia rẽ này có làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu?

fb yt zl tw