Nét văn hóa độc đáo của người Phù Lá ở Nậm Mòn

LCĐT - Là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người của cả nước hiện nay, người Phù Lá ở xã Nậm Mòn, huyện Bắc Hà vẫn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống trong trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ, kiến trúc và tín ngưỡng, trong đó cúng rừng là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo, được người Phù Lá ở đây lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Với quan niệm núi rừng là linh hồn của vạn vật, bảo vệ, che chở con người tồn tại và phát triển nên hằng năm, người Phù Lá ở thôn Cồ Dề Chải, xã Nậm Mòn lại tổ chức lễ cúng rừng. Lễ cúng thường được tổ chức ở khu vực rừng tự nhiên, rừng thiêng gần bản - nơi có nhiều cây gỗ lớn, gần nguồn nước và thuận tiện tiến hành các nghi lễ.

Đồ cúng tế trong lễ cúng rừng là những sản vật do người dân địa phương tăng gia sản xuất và được chuẩn bị chu đáo, gồm 1 con lợn đen, 1 con gà trống, rượu trắng và một số thực phẩm khác. Lễ cúng chia làm 2 giai đoạn: Cúng sống và cúng chín. Thầy cúng hành lễ có 1 thầy chính và 3 thầy phụ. Tại buổi lễ, thầy cúng thắp hương cử hành các nghi thức mời thần rừng về chứng kiến tấm lòng thành của dân bản, cầu mong thần rừng phù hộ cho họ một năm mới mưa thuận, gió hòa, mọi người có sức khỏe dồi dào, cửa nhà êm ấm, làm ăn phát đạt. Sau lễ cúng, các thầy cử hành lễ sẽ ở lại liên hoan ngay trong rừng.

Lễ cúng rừng của người Phù Lá xã Nậm Mòn.
Lễ cúng rừng của người Phù Lá xã Nậm Mòn.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Giàng Phà Pao ở thôn Cồ Dề Chải, xã Nậm Mòn cho biết: Lễ cúng rừng của người Phù Lá thường bắt đầu từ khoảng 8 giờ đến 10 giờ, sau đó mọi người trong thôn nghỉ lao động, thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày với luật tục kiêng kỵ rất khắt khe như không xâm phạm cây cối, không chặt phá rừng, không gây tiếng ồn ảnh hưởng đến khu rừng...

Sau khi diễn ra lễ cúng rừng, các hộ trong thôn còn đóng góp mỗi hộ 150 nghìn đồng để cùng tổ chức một buổi liên hoan ngay cạnh bìa rừng. Qua sự kiện này, mọi người thấy được trọng trách của mình đối với công tác bảo vệ rừng, tăng tính liên kết trong cộng đồng. Trước khi buổi liên hoan bắt đầu, người dân trong thôn được tổ bảo vệ rừng, cán bộ xã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển rừng, quy định ngăn cấm các hành vi chặt phá rừng; khuyến khích, vận động bà con đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế hộ; giao ước bảo vệ, phát triển rừng và không vi phạm hương ước của bản.

Trao đổi với chúng tôi, ông Sùng Phà Hòa, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng thôn Cồ Dề Chải, xã Nậm Mòn cho biết: Tổ bảo vệ rừng của thôn luôn phối hợp chặt chẽ với người dân trong thôn bảo vệ diện tích rừng hiện có, không để hiện tượng chặt phá rừng xảy ra, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra rừng, tuyên truyền và vận động người dân phát triển rừng...

Lễ cúng rừng của người Phù Lá mang giá trị giáo dục sâu sắc, không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc người, mà còn tạo tính liên kết bền chặt của cộng đồng, thể hiện sự tôn thờ các vị thần nước, thần rừng với ước nguyện của con người về cuộc sống ấm no, bình yên và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw