Nâng cao chất lượng giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh

“Sau khi có báo cáo giám sát, kiến nghị đối với UBND tỉnh, tiếp tục giám sát việc thực hiện những kiến nghị đó, thực chất là thực hiện giám sát sau giám sát. Như vậy sẽ đi đến tận cùng vấn đề, phát huy được tính hiệu quả, tích cực của giám sát chuyên đề”, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài cho hay.

G5.jpg
Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại thành phố Lào Cai giám sát chuyên đề về an toàn vệ sinh thực phẩm tại phường Lào Cai.

Tháng 11/2023, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Si Ma Cai thực hiện giám sát chuyên đề về công tác triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022 - 2025. Qua giám sát, Tổ đại biểu HĐND đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế từ thực tế triển khai tại địa phương và có những đề nghị cụ thể đối với UBND huyện Si Ma Cai.

Quan trọng hơn, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Si Ma Cai đã có đề nghị với HĐND tỉnh xem xét chính sách đặc thù đối với đội ngũ nhà giáo và học sinh, đặc biệt là việc hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non ở các xã khu vực I.

G8.jpg
Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát chuyên đề về các chính sách hỗ trợ đối với học sinh là người dân tộc thiểu số tại các trường bán trú và trường dân tộc nội trú tại huyện Si Ma Cai.

Từ kiến nghị này, tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 15 năm 2023 “sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của quy định chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 29/2020/NQ-HĐND ngày 4/12/2020 của HĐND tỉnh”. Như vậy, trẻ mầm non ở các xã thuộc khu vực I của huyện Si Ma Cai nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung đã được hưởng hỗ trợ tiền ăn trưa 160.000 đồng/tháng và hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai cho biết: Do nhiều gia đình ở xã khu vực I kinh tế khó khăn, lại đông con dẫn đến khó khăn trong việc đóng góp cho con ăn trưa tại trường. Nếu không có chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết số 15 của HĐND tỉnh, công tác giáo dục mầm non ở xã khu vực I như huyện Si Ma Cai sẽ gặp khó khăn trong huy động trẻ ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần hằng ngày, nhất là đối tượng trẻ nhà trẻ.

G3.jpg
Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Si Ma Cai giám sát chuyên đề về công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Đây chỉ là một trong nhiều nội dung được Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Si Ma Cai thực hiện những năm qua, góp phần giúp HĐND tỉnh nghiên cứu, xem xét và ban hành những chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế. Bà Trần Bích Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện Si Ma Cai cho biết: Hằng năm, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Si Ma Cai đều thực hiện 2 cuộc giám sát chuyên đề. Năm 2022, tổ đã giám sát việc triển khai một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản do xã làm chủ đầu tư, giai đoạn 2018 - 2020; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trên địa bàn huyện. Năm 2023 là giám sát công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Si Ma Cai giai đoạn 2021 - 2023 và giám sát công tác triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2022 - 2025.

G1.jpg
Ban Kinh tế - Ngân sách thực hiện giám sát chuyên đề việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường tại huyện Bảo Yên.

Trong năm 2023, Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh đã thực hiện 2 cuộc giám sát chuyên đề, gồm: Giám sát việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 - 2022; giám sát việc triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là 2 chuyên đề khó vì phạm vi thuộc địa bàn tất cả các huyện, thị xã, thành phố và thuộc trách nhiệm của cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã có sự đổi mới trong phương pháp. Bà Ngụy Phí Kiều Vân, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho hay, thay vì đơn thuần thực hiện theo quy trình, làm việc với một số đơn vị thuộc đối tượng giám sát rồi nghiên cứu báo cáo để tổng hợp báo cáo, ban đã quan tâm nhiều hơn đến việc khảo sát thực tế tại các công trình, dự án. Báo cáo giám sát còn được minh họa bằng những hình ảnh cụ thể về thực trạng liên quan đến nội dung giám sát. Ví dụ như chuyên đề giám sát việc thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai, ban đã khảo sát đến các ban quản lý rừng phòng hộ, các xã được giao nhiệm vụ quản lý đất rừng; chủ động mời các cơ quan báo chí tham gia các buổi giám sát, khảo sát để kịp thời có những thông tin phản ánh đến cử tri về nội dung chuyên đề giám sát. Sau giám sát, ban tiếp tục nêu vấn đề đã được kiến nghị sau giám sát để chất vấn hoặc yêu cầu các ngành giải trình tại kỳ họp HĐND hoặc phiên họp của Thường trực HĐND.

“Từ những đổi mới trên, cả 2 cuộc giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách trong năm 2023 đã đề xuất được những kiến nghị phù hợp. Căn cứ kiến nghị của ban, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành thực hiện”, bà Ngụy Phí Kiều Vân cho biết.

G2.jpg
Thường trực HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Mường Khương.

Những cuộc giám sát chuyên đề cụ thể của Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Si Ma Cai và của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh nêu trên là một phần trong rất nhiều cuộc giám sát chuyên đề đã được Thường trực HĐND, các ban, tổ đại biểu và HĐND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả thời gian qua. Theo thống kê của HĐND tỉnh, từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay đã thực hiện 89 cuộc giám sát chuyên đề, trong đó một số cuộc giám sát chuyên đề quan trọng như giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; việc chấp hành hành pháp luật trong đấu thầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai… Qua giám sát đã đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị với các cấp, các ngành và cơ quan, đơn vị để có giải pháp khắc phục.

G7.jpg
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại Bảo tàng tỉnh.

Giám sát chuyên đề là nội dung quan trọng trong hoạt động của HĐND. Qua giám sát cho thấy việc triển khai thực hiện của UBND, các ngành, địa phương và khả năng đi vào cuộc sống của nghị quyết ra sao, cần có những điều chỉnh gì. Mỗi năm, Thường trực, các ban, tổ và HĐND tỉnh chỉ thực hiện 2 cuộc giám sát chuyên đề, vì vậy việc lựa chọn nội dung giám sát luôn được chú trọng, lựa chọn trúng, đúng, đáp ứng mong mỏi của cử tri.

G6.jpg
G10.jpg
Chất lượng, hiệu quả các cuộc giám sát chuyên đề của Thường trực, các ban, tổ và HĐND tỉnh ngày càng nâng cao.

Ông Vũ Văn Cài, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh khẳng định, hoạt động giám sát chuyên đề đã được quan tâm, thực hiện hiệu quả. Nội dung giám sát là những vấn đề cử tri quan tâm, nổi bật như các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; chính sách liên quan đến người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo; các dự án lớn triển khai trên địa bàn... Các đoàn giám sát đều đến cơ sở kiểm tra thực tế, từ đó có những kiến nghị cụ thể đối với UBND tỉnh. Những nội dung cần chính sách bổ sung, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét quyết định.

“Sau khi có báo cáo giám sát, kiến nghị đối với UBND tỉnh, tiếp tục giám sát việc thực hiện những kiến nghị đó, thực chất là thực hiện giám sát sau giám sát. Như vậy sẽ đi đến tận cùng vấn đề, phát huy được tính hiệu quả, tích cực của giám sát chuyên đề”, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw