Phiên họp thường kỳ lần thứ 32, HĐND tỉnh khóa XVI

Chiều 29/2, Thường trực HĐND tỉnh khóa XVI tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ 32. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự họp có các đồng chí: Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên các ban, văn phòng thuộc HĐND tỉnh.

DSC_2158.JPG
Quang cảnh phiên họp.

Trong tháng 2, bám sát chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chương trình công tác năm, Thường trực HĐND tỉnh đã tích cực, chủ động tổ chức, triển khai các kế hoạch công tác đề ra, trong đó đã duy trì tổ chức phiên họp thường kỳ và các cuộc giao ban tuần theo quy định.

Các ban của HĐND tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch, chuẩn bị điều kiện giám sát theo kế hoạch. Thường trực, các ban, các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục giám sát thường xuyên việc triển khai Nghị quyết HĐND tỉnh. Đến nay, các nghị quyết HĐND thông qua tại các kỳ họp, UBND tỉnh đều có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện.

Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện nghiêm túc: Thường trực, lãnh đạo các ban đã thực hiện 5 phiên tiếp công dân, tiếp nhận 12 đơn của công dân.

DSC_2171.JPG
hđ1.jpg
Lãnh đạo các ban HĐND tỉnh phát biểu về thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 3.

Phát biểu kết luận phiên họp, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm chương trình hoạt động tháng 3: Thường trực HĐND, các ban, các tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh thực hiện giám sát thường xuyên việc triển khai nghị quyết HĐND tỉnh, việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện; việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; kiến nghị sau giám sát và chuẩn bị các điều kiện tổ chức giám sát các nội dung theo kế hoạch. Trong đó, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị tổ chức giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh năm 2024 về tổ chức thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời ban hành quyết định thành lập đoàn giám sát, kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề về “thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019 - 2023”.

DSC_2160.JPG
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường phát biểu kết luận phiên họp.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh. Tiếp tục tăng cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri.

Đồng chí Vũ Xuân Cường đề nghị Thường trực, các ban HĐND tỉnh quan tâm giải quyết các công việc phát sinh khác như: Chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh khóa XVI, hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND và ký kết biên bản hợp tác giữa HĐND tỉnh Lào Cai và HĐND tỉnh Yên Bái…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

fb yt zl tw