Nâng bước sinh viên dân tộc thiểu số đến giảng đường

Thời gian qua, việc thực hiện các chính sách dân tộc đối với sinh viên luôn được các trường đại học đặc biệt quan tâm.

nang-buoc-sinh-vien-dan-toc-thieu-so-den-truong-2190.jpg
Nâng bước sinh viên dân tộc thiểu số đến giảng đường.

Giảm bớt khó khăn cho sinh viên dân tộc thiểu số

Theo đó, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Trong đó có công tác hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh, sinh viên (HSSV) dân tộc thiểu số, góp phần giảm bớt khó khăn để các em vững bước trên con đường học vấn.

Trao đổi về vấn đề này, TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) cho biết: Hiện tại, toàn trường có 935/ 6254 sinh viên người dân tộc thiểu số. Các chế độ thực hiện theo quy định của Chính phủ (Nghị Định 81/2021/NĐ-CP, ngày 27/08/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

Ngoài ra sinh viên người DTTS đang theo học tại trường còn được ưu tiên xem xét cấp học bổng khuyến khích theo học lực và thành tích hoạt động; Ưu tiên xem xét cấp các học bổng ngoài ngân sách như: Học bổng Aceook Happy Scholarship; Học bổng KOVA, Học bổng nâng bước tới trường; học bổng nâng bước thủ khoa... (khoảng 350 triệu/ năm). Hằng năm Nhà trường tổ chức trao và tặng quà tết nguyên đán, ưu tiên xem xét vào ở nội trú.

cac-che-do-chinh-sach-su-quan-tam-ho-tro-tu-phia-nha-truong-da-giup-cac-sinh-vien-nguoi-dtts-yen-tam-hoc-tap-ren-luyen-7640.jpg
Các chế độ chính sách, sự quan tâm hỗ trợ từ phía nhà trường đã giúp cho những sinh viên người DTTS vươn lên đạt nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện.

Tiếp thêm động lực để các em vươn lên học tập thật tốt

Em Hoàng Đức Chung, người dân tộc Nùng, sinh viên lớp K56KMT.01, khoa Điện Tử, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp sinh ra và lớn lên tại Xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, một trong số những xã đặc biệt khó khăn ở huyện Đồng Hỷ, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại không thuận lợi.

Năm 2020, vượt qua hàng ngàn thí sinh, Chung đã may mắn đỗ thủ khoa đầu vào Khóa 56 và trở thành tân sinh viên Ngành Kỹ thuật Máy tính, Khoa Điện tử, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp ( Đại học Thái Nguyên).

Chung chia sẻ: "Là một học sinh người DTTS theo học tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, những ngày đầu tiên đặt chân tới trường, em cũng giống như bao bạn sinh viên người DTTS khác, có nhiều bỡ ngỡ, lo lắng tuy nhiên được sự quan tâm của các thầy cô giáo, sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các anh chị khóa trên bên cạnh đó chúng em đi học còn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách hỗ trợ học phí, học bổng chính vì vậy chúng em rất yên tâm khi theo học tại trường".

Cũng nhờ sự quan tâm, hỗ trợ và động viên ấy mà mỗi sinh viên người DTTS nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập, rèn luyện. Với những cố gắng của bản thân, sinh viên Hoàng Đức Chung đã đạt được nhiều giải thưởng và thành tích cao trong học tập, rèn luyện như: Giải Nhì Olympic Vật lý Sinh viên toàn quốc năm 2022; Đạt Khen thưởng "Sinh viên xuất sắc" cấp Đại học Thái Nguyên năm học 2021-2022; Giải thưởng Sao tháng Giêng năm 2022…

Còn đối với Nông Văn Nam, người dân tộc Tày, lớp K57, ngành Quản lý Công nghiệp trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc hộ nghèo.

Nam cho biết: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ đều là nông dân, nên cuộc sống rất vất vả. Do đó, quá trình học tập tại trường em nhận được nhiều học bổng và được hưởng các chế độ chính sách dành cho sinh viên người DTTS đã giúp em có thêm động lực vươn lên học tập thật tốt để sau này ra trường có một công việc với mức lương ổn định và trở thành một người có ích cho xã hội. Nhờ đó, quá trình học tập tại trường Nam đã giành học bổng Hessen, Quỹ học bổng của Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen, CHLB Đức trao tặng.

Có thể nói, việc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cùng với sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhà trường và các thầy cô đã giúp các em sinh viên người DTTS, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, trở thành công dân tốt cho xã hội.

Báo Giáo dục & Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw