Một "đại dịch" đang phát triển mạnh tại Việt Nam

Tim mạch, phổi mạn tính, ung thư, tiểu đường ước tính gây thiệt hại khoảng 30.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính gồm: Tim mạch, tiểu đường, ung thư, hô hấp mạn tính. Ảnh minh họa

Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính gồm: Tim mạch, tiểu đường, ung thư, hô hấp mạn tính. Ảnh minh họa

Tim mạch, phổi mạn tính, ung thư, tiểu đường ước tính gây thiệt hại khoảng 30.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới. Nhóm bệnh này đang chiếm hơn 73% gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam có một “đại dịch” đã tồn tại và đang phát triển mạnh là các bệnh không lây nhiễm. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - cho biết: “Bệnh không lây nhiễm là những loại bệnh mạn tính, diễn tiến âm thầm, không có căn nguyên cụ thể nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ”.

WHO xác định 4 loại bệnh không lây nhiễm chính gồm: Tim mạch, tiểu đường, ung thư, hô hấp mạn tính. Bốn căn bệnh trên gây ra gánh nặng bệnh tật cũng như tổn thất lớn nhất, có nguyên nhân chung liên quan đến hành vi. Đến năm 2018, bệnh tâm thần được bổ sung vào nhóm bệnh không lây nhiễm.

Cũng theo chuyên gia này, năm 2018, có khoảng 36 triệu ca tử vong trên thế giới do bệnh không lây nhiễm. Đáng chú ý, hơn 14 triệu ca trong đó là tử vong sớm. Các nước đang phát triển chịu gánh nặng rất lớn từ thực tế này.

“Hút thuốc lá, tăng huyết áp, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý… là những yếu tố có thể phòng tránh của bệnh không lây nhiễm. Loại bỏ các yếu tố này sẽ cứu được rất nhiều người”, bác sĩ Lâm nói.

Trong khi đó, bà Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam - cho biết, không chỉ là gánh nặng về sức khỏe, bệnh không lây nhiễm còn gây ra những thiệt hại khổng lồ về kinh tế.

Năm 2020, ước tính bệnh không lây nhiễm đã khiến nền kinh tế thế giới tổn thất 47.000 tỷ USD.

Trong đó, các bệnh tim mạch, phổi mạn tính, ung thư, tiểu đường gây thiệt hại khoảng 30.000 tỷ USD, còn lại là bệnh tâm thần kinh.

Bà Angela Pratt dẫn chứng, hằng năm, thuốc lá gây thiệt hại ước tính khoảng 4,5 tỷ USD. Thuốc lá cũng là sản phẩm tiếp cận rất dễ dàng và khiến một nửa số người sử dụng tử vong.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ thuốc lá và các sản phẩm không lành mạnh cho sức khỏe (rượu bia, đồ uống có cồn…) là tăng thuế.

“Ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá bắt đầu giảm dù chưa nhiều. Tôi xin chúc mừng Chính phủ và các cơ quan đã nỗ lực trong thời gian qua để đạt được kết quả này.

Tuy nhiên, chúng ta chắc chắn phải nỗ lực hơn nữa để có thể cứu được nhiều mạng người hơn nữa”, bà Angela nhấn mạnh.

Theo Giáo dục và Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw