Ma túy núp bóng "thực phẩm","nước vui"... đánh thẳng vào giới trẻ

Vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) liên tiếp triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán ma túy dưới dạng núp bóng các thực phẩm, thuốc lá điện tử, "nước vui"... Đối tượng của các loại ma túy này nhắm đến là giới trẻ, học sinh.

Vụ án của đối tượng Lê Anh Thơ ở Hà Nội là điển hình, đây là đối tượng bị cáo buộc cầm đầu tổ chức tội phạm sản xuất ma túy núp bóng thuốc lá điện tử, thuốc là sợi để bán ra thị trường cho giới trẻ sử dụng.

Khi cơ quan chức năng ập vào cơ sở ở huyện Thanh Trì, Hà Nội đã phát hiện 4 người đang bơm tinh chất chứa ma túy vào thuốc lá điện tử.

Cơ quan chức năng sau đó thu giữ hơn 3.500 điếu thuốc lá thành phẩm chuẩn bị tung ra thị trường. Bên cạnh đó, còn thu giữ 5 can nhựa có chứa 84 lít dung dịch ma túy và các thiết bị để bơm tinh chất chứa ma túy.

Hay như vụ án được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triệt phá mới đây liên quan tới đối tượng Nguyễn Thị Hoài (31 tuổi, trú tại TPHCM). Đây là đối tượng bị cáo buộc cầm đầu đường dây sản xuất ma túy thông qua việc pha chế, đóng gói "nước vui".

Hoài từng làm nghề DJ ở nước ngoài, sau đó nhận thấy mặt hàng "nước vui" là siêu lợi nhuận, nên đã về nước tổ chức sản xuất "nước vui" và hàng cấm.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cho biết, ma túy núp bóng đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm trước. Trong những năm gần đây, dạng ma túy này đã nổi lên phức tạp hơn (ma túy núp bóng thuốc lá điện tử, nước uống), nhưng chủ yếu là thuốc lá điện tử và có giai đoạn bán công khai trên mạng xã hội.

Đối với chuyên án Lê Anh Thơ, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang cho biết, đây là chuyên án mà các đối tượng sản xuất ma túy với quy mô rất lớn. Nguồn ma túy nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc rồi đưa vào Việt Nam, thuốc lá sợi và thuốc lá điện tử cũng chủ yếu từ Trung Quốc. Thủ đoạn mới của các đối tượng thanh toán giao dịch chủ yếu qua bitcoin (tiền điện tử).


Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang nói về lý do ma túy núp bóng tấn công giới trẻ

Thông tin thêm về chuyên án bắt đối tượng Nguyễn Thị Hoài, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang cũng cho biết, bản chất vụ án các đối tượng sản xuất "nước vui" (hay còn gọi nước khoáng).

Các đối tượng thường dùng "nước vui" sau mỗi cuộc liên hoan, sinh nhật khi đã có rượu, bia theo “công thức” gói 6 hoặc gói 10 (tương ứng với 6 hoặc 10 người).

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang cho hay, thời gian qua, việc các đối tượng sử dụng “nước vui” đã phát hiện có cả công chức nhà nước và đã gây ra hậu quả tử vong (bởi trong "nước vui" chủ yếu pha chế từ ma túy đá, tinh dầu trái cây có mùi rất thơm và kích thích). “Khi đã uống rượu, bia say, nhiều trường hợp uống nước vui quá liều và gây đột tử”, Thiếu tướng Quang thông tin.

Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, mặc dù cơ quan chức năng đã tuyên truyền rất nhiều nhưng hiện nay nhiều gia đình, nhiều phụ huynh chưa quan tâm tới việc giáo dục, quản lý, nhắc nhở con em mình. Đối tượng trẻ tuổi thì nghĩ, sử dụng “nước vui” không gây nghiện, nhưng thực tế theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, không có loại ma túy nào là không gây nghiện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw