Lừa đảo trên mạng vẫn nhức nhối

Lừa đảo trên không gian mạng thời gian qua diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân, tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội.

Dù lực lượng chức năng đã tuyên truyền, cảnh báo nhưng với các thủ đoạn tinh vi, phương thức lừa đảo liên tục được biến đổi vẫn không ít người dễ dàng trở thành nạn nhân trên không gian mạng. Do đó, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội mong chờ Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng có các giải pháp thật sự hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) khi thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội nêu vấn đề: Hầu hết đại biểu Quốc hội đã ít nhất một vài lần nhận các cuộc gọi từ số điện thoại lạ làm phiền từ các công ty quảng cáo; giả danh cán bộ cơ quan này, tổ chức kia gọi điện nhằm mục đích lừa đảo. Thực tế, có nhiều người dân, kể cả cán bộ, công chức đã bị lừa với số tiền rất lớn. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng, nhưng vẫn chưa xử lý được triệt để.

Lừa đảo trên mạng thời gian qua diễn biến rất phức tạp. Ảnh minh họa: tapchitaichinh.vn

Lừa đảo trên mạng thời gian qua diễn biến rất phức tạp. Ảnh minh họa: tapchitaichinh.vn

Người dân bị lừa tiền trên không gian mạng với thiệt hại từ vài triệu đồng tới hàng trăm triệu đồng không phải là hiếm hiện nay. Các đối tượng sử dụng công nghệ cao cùng với các hình thức lừa đảo như: Giả danh cơ quan pháp luật, chiếm quyền sử dụng tài khoản; giả danh người thân để vay, mượn tiền; dụ dỗ người dân làm nhiệm vụ trên các app thu lợi nhuận cao; giả nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cảnh báo khóa sim điện thoại; giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan, doanh nghiệp như bảo hiểm xã hội, ngân hàng, chứng khoán; tuyển dụng việc làm; mạo danh các hoạt động trại hè; mạo danh biên tập viên của các cơ quan truyền thông tổ chức cuộc thi ảnh/tuyển cộng tác viên...

Thậm chí, nhiều người khi thực hiện phỏng vấn online qua ứng dụng hay nhận được điện thoại người thân bị tai nạn giao thông, rồi với sự mất cảnh giác thực hiện theo các yêu cầu của đối tượng cũng đã bị lừa tiền.

Có thể thấy, tội phạm không gian mạng thường xuyên nắm bắt các xu hướng, sự kiện, các hoạt động mang tính thời sự, đánh vào tâm lý của nạn nhân để lừa đảo. Các đối tượng thường sử dụng thông tin giả để đăng ký tài khoản cá nhân hoặc ẩn danh, tạo tài khoản ảo trên các trang mạng xã hội có máy chủ đặt ở nước ngoài.

Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, trước hết công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh, nhằm nâng cao kiến thức về bảo mật thông tin, sớm nhận diện và cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo trên không gian mạng. Cùng với đó, cần điều chỉnh hành lang pháp lý để theo kịp các vấn đề mới phát sinh.

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về nhận diện người dùng internet; quy trình xử lý các vụ việc lừa đảo còn tồn tại một số khó khăn, nhất là phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để truy vết dòng tiền lừa đảo mất nhiều thời gian, hiệu quả thu hồi kém; việc phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao; vấn đề sim rác, mua bán tài khoản ngân hàng tuy đã được tập trung xử lý song vẫn còn tràn lan khiến hoạt động điều tra tội phạm mạng gặp nhiều khó khăn.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Trong khi cả nước đang hướng về đồng bào vùng lũ với tất cả sự yêu thương, sẻ chia thì một số đối tượng đã lập fanpage giả, thậm chí mạo danh MTTQ Việt Nam để kêu gọi ủng hộ từ thiện với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân dùng chiêu trò để “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ đồng bào vùng bão lũ rồi đăng trên mạng xã hội để “làm màu”, khoe mẽ bản thân.

Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao

Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao

Sự chuyển dịch hoạt động của tội phạm “tín dụng đen” từ truyền thống sang kết hợp với công nghệ ngày càng mở rộng; xu hướng tội phạm núp bóng doanh nghiệp, chia thành nhiều bộ phận, sử dụng công nghệ cao thực hiện các hoạt động thanh toán, chỉ hộ, thu hộ, rửa tiền, có đối tượng người nước ngoài điều hành, tham gia đang có chiều hướng gia tăng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Ngày 6/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Tâm (sinh năm 1985, ngụ ấp An Thái, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có hành vi mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bước đầu đối tượng khai nhận đã lừa đảo nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Ngày 6/9, tại nhà văn hóa xã Cam Cọn (huyện Bảo Yên), Tòa án nhân dân huyện Bảo Yên đưa ra xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đối với các bị cáo Hồ Văn Trường (sinh năm 2001, trú tại xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai); Nguyễn Văn Tạo (sinh năm 1978, trú tại phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) và Trần Mạnh Cường (sinh năm 1982, trú tại phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ).

Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

Ngày 6/9, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai phối hợp với Công an thành phố tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông - an ninh mạng - bạo lực học đường - kỹ năng thực hành xã hội - rèn luyện bản thân.

fbytzltw