Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Bác Hồ luôn mang tính thời sự nóng hổi

Tối 5/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Việt Nam - Khát vọng vươn xa”.

Chương trình mang đến nhiều tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu. Ảnh: nhandan.vn

Đây là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2024) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức.

Đến dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình; Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đoàn Thị Tuyết Nhung cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, đông đảo công chúng.

Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nêu rõ: 76 năm đã trôi qua, Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Người luôn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, thúc giục tinh thần thi đua yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng niu những điều giản dị nhất để đúc kết nhiều vấn đề sâu xa, rộng lớn của tư tưởng, tâm hồn, tình cảm, niềm tin, ý chí và hành động của dân tộc. Tư tưởng thi đua ái quốc trong Lời kêu gọi của Người ở mọi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc luôn mang tính thời sự nóng hổi, luôn cần được quán triệt, học tập, thực hành sâu rộng.

Lời kêu gọi Thi đua ái quốc là văn kiện lịch sử chứa đựng những chỉ dẫn quý báu, có giá trị sâu sắc về lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước của toàn dân tộc. Thấm nhuần Lời kêu gọi của Bác Hồ, phong trào thi đua yêu nước được tổ chức rộng khắp, liên tục, trở thành phong trào cách mạng sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, chung sức đồng lòng tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào thi đua đó đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Từ trong các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trên mọi lĩnh vực.

“Việt Nam - Khát vọng vươn xa” là chương trình nghệ thuật mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Dòng chảy âm nhạc sâu lắng bồi đắp cho các thế hệ người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng và tinh thần cống hiến, góp phần tạo nên những phát triển đột phá trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh: Qua chương trình, những bài hát, giai điệu đi cùng năm tháng sẽ do các nghệ sỹ nổi tiếng trình diễn. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại dấu mốc lịch sử 76 năm về trước, khi Người ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc và sự thay đổi của đất nước hôm nay, để khơi dậy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, khí phách hào hùng, ý chí tự lực tự cường, thi đua xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, phồn vinh, hạnh phúc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

“Việt Nam - Khát vọng vươn xa” gồm 3 nội dung “Người đi tìm hình của nước”, “Lời kêu gọi ái quốc”, “Kiến thiết và xây dựng Tổ quốc”, đã tạo nên không gian nghệ thuật với nhiều cung bậc cảm xúc mà mạch nguồn là tình yêu quê hương đất nước, khát vọng cống hiến, sự biết ơn, tình cảm với Bác Hồ kính yêu.

Trong chương trình, công chúng được thưởng thức nhiều bài hát, giai điệu đi cùng năm tháng, ngợi ca tình yêu Tổ quốc và tinh thần cống hiến, tự nguyện chiến đấu, xây dựng đất nước như “Đất nước Lời ru - Giai điệu Tổ quốc”; “Dấu chân phía trước”; “Từ Làng Sen” “Miền Nam nhớ mãi ơn Người”; “Người đi tìm hình của nước”; “Ngày mùa”; “Bình Trị Thiên khói lửa”; “Đường chúng ta đi”… Cùng với đó là những thước phim phóng sự về Toàn quốc kháng chiến - Bước chuyển lớn của cách mạng Việt Nam.

Là một giọng ca trẻ biểu diễn trong chương trình, ca sỹ Hà My chia sẻ: Chương trình ý nghĩa này nhằm tri ân những thế hệ cha anh đã gác lại việc riêng, hy sinh tuổi xuân để chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ ngày nay được sống trong hòa bình, ra sức học tập, phấn đấu, thi đua, sáng tạo, hưởng ứng Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Bác Hồ.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw